Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Chim hồng tước và con cú
Grimm Märchen

Chim hồng tước và con cú - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 9 phút

Ngày ấy xa xôi lắm rồi, khi mỗi âm thanh đều có ý nghĩa riêng của nó. Khi nghe tiếng búa thợ rèn, người ta nghĩ ngay tới:

– Nào, đều nhịp búa nhé! Khi nghe tiếng bào gỗ, người ta nghĩ ngay tới:

– Ấn miết đều tay cho phoi mịn. Khi nghe tiếng cối xay gió, người ta nghĩ ngay tới:

– Chỉ có gió trời nó mới quay. Nếu người thợ cối xay gió lại chính là người lừa đảo thì khi cho cối xay gió chạy sẽ có tiếng hỏi:

– Ai đó? Ai đó? Và lập tức có ngay tiếng đáp:

– Thợ cối xay gió, thợ cối xay gió. Và rồi tiếp sau đó là tiếng hối thúc:

– Ăn cắp thật lực vào, ăn cắp thật lực vào, tám phần chỉ còn sáu. Cũng vào ngày ấy, loài chim có tiếng nói riêng ai cũng hiểu được chứ không phải là những tiếng xè xè, sẹt sẹt hay như tiếng người huýt sáo, chỉ có ít loài là nghe như nhạc không lời như những loài chim ngày nay. Tự dưng loài chim lại muốn sống có vua và muốn chọn một con nào đó lên làm vua. Trong số chúng chỉ có con Kiebitz phản đối, nó thích sống tự do và cũng muốn được chết một cách thanh thản. Sợ hãi nó bay hết chỗ này tới chỗ khác, vừa bay vừa nói:

– Giờ thì mình ở đâu được? Giờ thì mình ở đâu được? Rồi nó tự rút lui về sống ở những nơi đồng lầy hoang vắng, không bao giờ ló ra nữa. Vào một buổi sáng tháng năm đẹp trời, các loài chim lũ lượt bay từ các cánh rừng, từ các thảo nguyên tụ hội lại với nhau, nào là đại bàng, chim sâu, cú, quạ, chim sẻ, chim sơn ca, chim nhiều ơi là nhiều, chim gáy cũng tới, rồi chim rẽ quạt cũng có mặt, có cả con chim gì cũng chẳng biết nữa, nó nhỏ xíu à, nó cũng nhập bọn. Có chị gà mái ở đâu chạy tới hỏi với giọng tò mò:

– Làm gì, làm gì mà tụ hợp đông thế nhỉ? Rồi chị ta quang quác lên làm lũ gà con nhớn nhác. Anh gà trống chạy lại bảo:

– Có gì đâu, họp bầu vua đấy! Cuộc họp quyết nghị, ai bay cao nhất người đó sẽ là vua. Chú nhái bén đậu bám trên cành cây nghe không rõ nên tưởng mọi người quát:

– Ướt, ướt, ướt, ướt ráo cả! Nó tưởng rồi tha hồ mà khóc, khóc nhiều tới mức, ướt ráo tất cả. Con quạ nói:

– Rồi cũng đâu vào đấy! Bầy chim muốn việc đó được làm ngay khi trời đang nắng đẹp. Rồi sau khi có lệnh xuất phát, cả bầy chim vụt cất cánh bay, chúng đông tới mức người ta chỉ nghe thấy tiếng rào rào vỗ cánh và một đám mây bụi. Những loài chim nhỏ yếu ớt rớt lại đàng sau và rơi xuống đất. Những loài chim to ráng sức bay tiếp, nhưng chẳng con nào bay nhanh và cao bằng đại bàng, tưởng chừng nó muốn bay lên để mổ moi mắt của mặt trời. Khi đại bàng ngoảnh lại xem có ai bay theo không, nó thấy chẳng có con chim nào bay đua nổi, tất cả rớt lại mãi xa đằng sau. Nó nghĩ:

– Việc gì phải bay cao hơn nữa, thế cũng là vua rồi! Đại bàng lượn từ từ xuống, bầy chim đồng thanh:

– Đại bàng làm vua, đại bàng làm vua, không ai sánh bằng cả. Có con chim nhỏ nằm ẩn trong lông ngực đại bàng chui ra nói:

– Ngoại trừ tôi ra, ngoại trừ tôi ra! Con chim nhỏ bay vút lên không trung, người ta tưởng chừng nó sẽ bay tới thượng giới. Khi đó nó lượn từ từ xuống và nói oang oang:

– Tôi mới là vua, tôi mới là vua! Bầy chim tức giận hỏi:

– Mi mà cũng đòi làm vua chúng ta? Ngươi đã mưu mẹo ăn gian khi bay. Giờ bầy chim lại quyết định: Con chim nào rơi sâu nhất vào trong lòng đất thì nó sẽ được làm vua. Con ngan bay lên bờ, gà trống ta ra sức bới cho mình một lỗ. Vịt ta vội nhảy xuống hào, không may bị trẹo chân, lạch bạch gắng lội xuống ao và la: „Đúng là đồ ăn mày! Đúng là đồ ăn mày!.“ Còn cái con chim nhỏ khi trước thì chui ngay vào trong hang chuột, rồi nói vọng ra: „Tôi mới là vua! Tôi mới là vua!.“

Bầy chim tức giận hỏi:

– Ngươi mà cũng đòi làm vua à, ngươi tưởng đánh lừa được chúng ta ư? Bầy chim quyết định bao vây hang chuột để cho con chim nhỏ kia chết đói trong hang chuột. Cú được phân công đứng canh cửa hang, không cho con chim lừa đảo kia chui ra khỏi hang, thế nó mới biết thân. Khi bóng đêm từ từ buông xuống cánh rừng thì bầy chim bấy giờ mới thấy thấm mệt bởi cuộc đua tài. Chim mẹ, chim con lại lũ lượt kéo nhau bay về tổ. Chỉ còn một mình cú ta ở lại và mắt chăm chăm nhìn vào hang chuột. Được một lúc thì nó thấy mỏi mắt, cú nghĩ:

– Mình nhắm một mắt, còn mắt kia thì canh chừng không cho tên khốn kiếp chui ra khỏi hang. Thế là cú ta nhắm một mắt, một mắt nhìn trừng trừng canh chừng nơi cửa hang chuột. Con chim nhỏ ló đầu khỏi hang tính trốn khỏi hang, cú ta liền bước tới. Con chim nhỏ liền tụt vào trong hang. Giờ thì cú mở mắt kia, nhắm mắt này lại cho đỡ mỏi, cứ như vậy cú luân phiên mở mắt, nhắm mắt suốt cả đêm. Nhưng rồi có lần nhắm mắt này lại quên mở mắt kia. Thế là hai mắt nhắm nghiền và cứ thiu thiu đi vào giấc ngủ. Con chim nhỏ kia chỉ mong có chừng đó. Khi phát hiện ra cú nhắm cả hai mắt, nó chui ra khỏi hang và lẻn bay đi mất. Từ ngày đó trở đi loài cú không được ló mặt ra khi trời sáng, vì mỗi khi nhìn thấy cú lập tức các loài chim xô tới rỉa lông nó. Từ đó, cú chỉ bay đi kiếm ăn vào ban đêm, nó căm tức lũ chuột và luôn săn bắt chúng để trả thù. Còn con chim nhỏ kia cũng không dám xuất đầu lộ diện, nó chỉ sợ các loài chim trông thấy, rồi bay tới bắt, đánh nó. Giờ nó chỉ bay từ bụi rào này sang bụi rào khác, chỉ khi nào thấy chắc chắn nó mới cất tiếng: „Tôi mới là vua!.“ Các loài chim thấy nó vậy nên mỉa mai đặt cho nó cái tên „Vua hàng rào“ (chim hồng tước). Không có ai vui mừng bằng chim sơn ca, vì nó chẳng phải tuân lệnh Vua hàng rào. Mỗi khi ánh mặt trời xuất hiện thì chim sơn ca bay cao vút lên hót:

– Ái chà, nơi nào là tuyệt, thật là tuyệt vời, tuyệt vời, tuyệt vời! Nơi nào là tuyệt nhỉ!

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

„Chim Hồng Tước và Con Cú“ là một câu chuyện cổ tích được kể bởi Anh Em nhà Grimm, trong đó nêu bật những mâu thuẫn và sự khôn ngoan giữa các loài chim. Câu chuyện bắt đầu với việc các loài chim quyết định tổ chức một cuộc thi để chọn ra vua của mình; quy tắc là loài chim nào bay cao nhất sẽ được làm vua. Mặc dù đại bàng bay cao nhất, một con chim nhỏ đã ẩn mình trong lông ngực của đại bàng và sau đó bay cao hơn một chút để tuyên bố mình là vua.

Tuy nhiên, bầy chim không chấp nhận kết quả này, và họ lập tức tổ chức một thử thách khác: con chim nào có thể chui sâu nhất vào lòng đất sẽ là vua. Con chim nhỏ một lần nữa ăn gian bằng cách trốn vào một hang chuột. Để trừng phạt sự gian lận của nó, các loài chim quyết định bao vây hang chuột và cử cú đứng canh. Nhưng cú đã sơ ý ngủ quên, cho phép con chim nhỏ trốn thoát.

Từ đó, cú chỉ dám xuất hiện vào ban đêm vì sợ bị các loài chim khác rỉa lông vì đã để kẻ gian lận trốn thoát. Trong khi đó, chim nhỏ, được gọi là „Vua hàng rào“, cũng không dám công khai xuất hiện và chỉ thỉnh thoảng cất tiếng tuyên bố quyền lực một cách mỉa mai.

Câu chuyện này mang ý nghĩa về sự mưu mẹo, sự công bằng và hậu quả của hành động dối trá. Những hành vi không trung thực có thể dẫn đến sự trừng phạt và sự xa lánh từ cộng đồng.

Câu chuyện „Chim hồng tước và con cú“ của anh em nhà Grimm thể hiện nhiều ý tưởng và thông điệp sâu sắc qua các cách diễn giải khác nhau. Dưới đây là một số cách mà chúng ta có thể hiểu và cảm nhận câu chuyện này:

Bài học về sự gian lận và trung thực: Câu chuyện nhấn mạnh rằng những ai gian lận để đạt được mục tiêu thường không được công nhận và không được lòng người khác. Con chim nhỏ đã gian dối khi ẩn mình trong lông ngực của đại bàng để bay cao hơn và tự xưng là vua. Kết cục, nó phải sống trong cảnh lẩn trốn và sợ hãi.

Sự cân bằng giữa tài năng và mưu mẹo: Cuộc thi bay cao giữa các loài chim có thể được xem như biểu tượng cho cuộc sống, nơi mà tài năng thực sự (như đại bàng) thường bị thử thách bởi những mưu mẹo và tính toán (như chim hồng tước). Cuộc đấu tranh cho thấy rằng cuối cùng sự trung thực và nỗ lực chân chính mới thực sự được kính trọng và công nhận.

Tự do và lựa chọn cá nhân: Con chim Kiebitz chọn không tham gia vào cuộc thi mà thích sống tự do và thanh thản. Đây là một cách khuyến khích người đọc suy ngẫm về ý nghĩa của tự do và những lựa chọn cá nhân mà mỗi người có thể thực hiện trong cuộc đời mình.

Hậu quả của sự lơ là và thiếu cảnh giác: Cú bị phạt vì không thực hiện đúng nhiệm vụ canh gác. Điều này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc giữ vững trách nhiệm và tập trung.

Sự cô lập và hậu quả xã hội: Hành động của cả chim hồng tước và cú dẫn đến sự cô lập của chúng khỏi xã hội các loài chim khác. Câu chuyện truyền tải thông điệp rằng hành động của một cá nhân có thể dẫn đến sự cô lập không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt xã hội.

Truyện cổ tích của anh em nhà Grimm không chỉ đơn thuần là những câu chuyện giải trí mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc và mang tính giáo dục, giúp người đọc, đặc biệt là trẻ em, hiểu rõ hơn về các giá trị và đạo đức trong cuộc sống.

„Chim hồng tước và con cú“ là một truyện cổ tích của Anh em nhà Grimm, gắn liền với các chủ đề về quyền lực, mưu mẹo và hậu quả của những hành động lừa dối. Truyện kể về cuộc thi của các loài chim để chọn ra vị vua dựa trên khả năng bay cao nhất. Chim đại bàng, với sức mạnh của mình, tưởng rằng nó sẽ là vua, nhưng đã bị chim hồng tước, một loài chim nhỏ hơn rất nhiều, đánh lừa bằng cách ẩn mình trong lông ngực của đại bàng và bay cao hơn khi đại bàng nghĩ rằng nó đã chiến thắng.

Truyện đề cập đến các yếu tố sau

Ngôn ngữ và Âm thanh: Ngữ cảnh trong truyện hồi tưởng về thời gian khi mỗi âm thanh đều mang một ý nghĩa cụ thể. Các âm thanh như tiếng búa, tiếng bào gỗ, hay tiếng cối xay gió được nhân cách hóa thành những câu nói cụ thể, điều này cho thấy cách con người cổ xưa liên kết âm thanh với các hoạt động cụ thể.

Biểu tượng của Chim: Sự lựa chọn loài chim làm phép ẩn dụ để phản ánh những đặc tính và hành vi của con người là một yếu tố nổi bật trong truyện cổ tích.
Các loài chim đại diện cho nhiều đặc điểm khác nhau: đại bàng tượng trưng cho quyền lực và uy thế, cú là biểu tượng của sự canh gác nhưng cũng là sự thất bại do bất cẩn, và chim hồng tước biểu tượng cho sự xảo quyệt và trí tuệ.

Chủ đề Quyền lực và Xảo Quyệt: Truyện thể hiện sự đối lập giữa sức mạnh thể chất và trí tuệ. Chim đại bàng dù mạnh mẽ nhưng lại bị đánh bại bởi sự xảo quyệt của chim hồng tước, gợi ý rằng trí thông minh có thể chiến thắng sức mạnh cơ bắp trong nhiều trường hợp.

Hậu quả của Hành Vi: Những hành động lừa dối của chim hồng tước và sự bất cẩn của cú đều dẫn đến những hình phạt. Chim hồng tước phải sống lẩn trốn và bị các loài chim khác chế giễu. Cú, do không hoàn thành nhiệm vụ, phải sống trong bóng tối tránh sự công kích từ các loài chim khác.

Personification và Humour: Truyện sử dụng nhiều phép nhân cách hóa các con vật, khiến câu chuyện trở nên sống động và hài hước hơn. Những phép nhân cách hóa này thường được sử dụng để phản ánh các mối quan hệ xã hội và đạo đức của con người.

Nhìn chung, „Chim hồng tước và con cú“ là một câu chuyện thú vị và đầy màu sắc, khéo léo sử dụng các loài chim để truyền tải những bài học quý giá về trí tuệ, sự can đảm, và những hệ quả của việc lừa dối.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 171
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 221
Bản dịchDE, EN, DA, ES, FR, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson15
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục98.6
Flesch–Kincaid Grade-Level3.2
Gunning Fog Chỉ mục6
Coleman – Liau Chỉ mục3.3
SMOG Chỉ mục3.9
Chỉ số khả năng đọc tự động1.3
Số lượng ký tự5.416
Số lượng chữ cái3.958
Số lượng Câu82
Số lượng từ1.221
Số từ trung bình cho mỗi câu14,89
Các từ có hơn 6 chữ cái1
Phần trăm các từ dài0.1%
Tổng số Âm tiết1.344
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,10
Các từ có ba Âm tiết1
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.1%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch