Thời gian đọc cho trẻ em: 7 phút
Có một anh thợ may nổi tiếng khắp vùng về nói khoác và về tính khất lần mỗi khi mắc nợ. Một hôm anh ta nảy ra ý định đi dạo một chút để ngắm cảnh trời đất. Anh vội vã rời cửa hàng. „Mình đi đường mình
Qua cầu lớn nhỏ
Thoắt đó, thoắt đây
Đi hoài, đi mãi.“
Ra khỏi nhà được một đoạn, anh thấy ở tít xa trong đám sương lam có một ngọn núi cao, vách núi dựng đứng. Sau núi là một ngọn tháp vươn lên từ khu rừng già âm u, tháp vươn sát tận trời mây. Anh thợ may reo:
– Trời ơi, sao cảnh vật lại hùng vĩ kỳ lạ như vậy! Tính tò mò nổi lên, anh thợ may cứ thể thẳng tiến về phía núi. Khi tới gần, anh ta há hốc mồm, trợn tròn mắt. Cái tháp ấy lại có chân, chỉ nhún mình một cái nó đã nhảy qua một ngọn núi cao vách dựng đứng kia. Và trước mặt anh thợ may giờ đây là một người khổng lồ lực lưỡng, giọng nói vang như sấm đánh từ tứ phía:
– Thằng oắt nhỏ xíu bằng cái chân ruồi kia, mày làm gì ở đây hở? Anh thợ may lúng búng trong miệng.
– Tôi tính dòm quanh xem liệu có kiếm được mẩu bánh nào ở trong rừng không.
– Nếu mày cũng rảnh rỗi như vậy thì mày có thể theo hầu tao được rồi đó.
– Nếu không tránh được thì sao lại không làm? Nhưng công xá tôi nhận được có khá không? Gã khổng lồ bảo:
– Công xá mày nhận được có khá không hở? Hãy lắng nghe ta nói: Một năm có ba trăm sáu lăm ngày, nếu đó là năm nhuận thì tính thêm một ngày nữa vào đó, tao sẽ trả công mày đầy đủ không sót một ngày. Như thế mày đã thỏa mãn chưa?
– Theo tôi, thế cũng được! Trả lời như vậy nhưng trong bụng anh thầm nghĩ: phải tùy cảnh ngộ mà liệu chiều. Tất nhiên phải tìm cách tẩu thoát càng sớm càng tốt. Rồi gã khổng lồ bảo anh thợ may:
– Thế thì đi mau, thằng oắt con nhãi nhép kia, hãy đi lấy cho ta bình nước! Anh chàng khoác lác còn hỏi vặn:
– Tại sao không lấy luôn cả suối lẫn nguồn, thế có phải tốt hơn không nào? Mồm nói, nhưng anh bước luôn, tay xách bình đi lấy nước. Gã khổng lồ lẩm bẩm:
– Nó nói cái gì? Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không à? Gã khổng lồ vốn vụng về, ngốc nghếch, tay chống cằm, gã bắt đầu thấy lo:
– Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ! Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu. Anh thợ may vừa mới lấy nước về thì gã khổng lồ lại sai anh vào rừng đốn mấy khúc gỗ lớn mang về làm củi. Nhưng trước khi đi đốn gỗ, anh còn hỏi vặn:
Chặt cả cánh rừng? Chặt từng khu một? Chặt tuốt lớn nhỏ? Không kể thẳng cong? Gã khổng lồ vốn cả tin, nghe vậy, mồm hắn lẩm bẩm, dáng lo sợ:
Chặt cả cánh rừng? Chặt từng khu một? Chặt tuốt lớn nhỏ? Không kể thẳng cong? Và: – Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không? Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ. Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu. Anh thợ may vừa mới mang củi về tới nhà thì gã khổng lồ lại sai ngay anh vào rừng bắn lấy hai hay ba con heo rừng về làm bữa ăn chiều. Anh chàng khoác lác kênh kiệu kia lại hỏi:
Chỉ nã một phát
Chết cả ngàn con
Thêm cả mày nữa
Thế có hơn không? Gã khổng lồ nhát như thỏ đế kia lo sợ vội la:
– Mày nói cái gì? Thôi! Thôi! Hôm nay làm như thế là đủ rồi, và giờ mày có thể đi ngủ được đấy. Gã khổng lồ vô cùng lo sợ, suốt đêm không tài nào chợp mắt được. Gã suy đi tính lại xem có cách nào tống khứ được cái thằng phù thủu lắm tà thuật, cái thằng oắt con đang theo hầu mình kia càng sớm càng tốt. Nghĩ mãi rồi cũng phải ra. Sáng sớm hôm sau, gã khổng lồ và anh thợ may đi dạo tới một khu đầm lầy, liễu mọc đầy quanh bờ đầm. Khi đó gã khổng lồ bảo:
– Hãy nghe đây, chú thợ may. Chú thử leo lên một cành cây, rồi lấy sức đu uốn cành cây xuống sát mặt đất, tớ được xem như vậy chết cũng đã đời. Thoắt một cái, anh thợ may đã ngồi chót vót trên một cành cây cao, rồi nín hơn dún đu mình ở đầu cành cây làm cành cong xuống. Đến khi lực dún hết tác dụng, rồi do anh không bỏ bàn ủi vào túi cho nặng thêm, cành cây liền bật vút trở lại, anh bị văng tít lên không, không ai nhìn thấy bóng dáng anh nữa. Còn gã khổng lồ thì vui mừng vô hạn. Nếu anh chưa rơi xuống, chắc chắn anh vẫn còn đang bơi lơ lửng trong không trung.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
Câu chuyện „Gã khổng lồ và người thợ may“ của Anh em nhà Grimm là một minh chứng cho sự thông minh, láu lỉnh của một anh thợ may nhỏ bé đối mặt với một gã khổng lồ vụng về và có phần ngốc nghếch.
Trong câu chuyện này, anh thợ may vốn nổi tiếng về tài nói khoác và tính khất nợ, đã gặp và „làm việc“ với một gã khổng lồ khi đi dạo. Dù là thợ may nhỏ thó nhưng anh ta biết cách dùng lời để khiến gã khổng lồ phải dè chừng và sợ hãi. Những lời nói có vẻ khoác lác của anh, như việc có thể „lấy cả suối lẫn nguồn“ hay „chặt cả cánh rừng“, đã làm gã khổng lồ cảm thấy bất an và nghi ngại về khả năng thực sự của anh. Nỗi sợ hãi này dần khiến gã mong muốn loại bỏ anh thợ may bằng cách „dúi“ anh vào tình huống nguy hiểm trên cành cây, nhưng cuối cùng chính điều đó lại giúp anh thợ may thoát khỏi gã khổng lồ.
Câu chuyện này mang thông điệp về việc đôi khi trí thông minh và sự nhanh nhẹn có thể chiến thắng sức mạnh cơ bắp đơn thuần. Những ai biết dùng trí óc và sự khéo léo của mình có thể khắc phục được những khó khăn và vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Câu chuyện „Gã khổng lồ và người thợ may“ của Anh em nhà Grimm là một tác phẩm thú vị với nhiều cách diễn giải và ý nghĩa sâu sắc. Trong truyện, người thợ may sử dụng trí thông minh, sự lanh lợi và tài nói khoác để đối phó với gã khổng lồ to lớn nhưng nhút nhát.
Dưới đây là một số cách diễn giải khác nhau của câu chuyện
Trí tuệ và sự khéo léo: Câu chuyện nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tuệ và sự khéo léo. Mặc dù người thợ may nhỏ bé và không có sức mạnh thể chất như gã khổng lồ, anh ta vẫn có thể vượt qua thử thách bằng cách lợi dụng tính cách cả tin và nhút nhát của gã khổng lồ.
Sự khác biệt giữa vẻ bề ngoài và bản chất thật: Người đọc có thể thấy rằng không nên đánh giá người khác chỉ qua vẻ bề ngoài. Gã khổng lồ to lớn và mạnh mẽ nhưng thực chất lại nhút nhát và dễ bị lừa. Ngược lại, người thợ may nhỏ bé lại sở hữu sự thông minh và nhanh nhẹn.
Đánh giá bản thân và khả năng tự bảo vệ: Câu chuyện cũng có thể được diễn giải như một bài học về việc tự đánh giá đúng khả năng của bản thân và cách tự bảo vệ mình trong những tình huống khó khăn.
Sự bất khả thi của việc tìm kiếm những thứ không tưởng: Qua mỗi nhiệm vụ gã khổng lồ đưa ra, người thợ may luôn biến nó thành điều gì đó phi lý để gã khổng lồ từ bỏ ý định. Điều này biểu thị rằng không phải lúc nào mọi lời nói và lời hứa cũng có thể trở thành hiện thực.
Lòng can đảm và tự tin: Người thợ may, mặc dù nhỏ bé và bình thường, đã chứng minh rằng can đảm và tự tin có thể giúp chúng ta vượt qua những thách thức tưởng chừng như không thể.
Câu chuyện này là một minh chứng cho thấy trí thông minh và sự nhanh nhạy có thể lật ngược thế cờ, giúp người yếu thế chiến thắng những đối thủ tưởng chừng như không thể vượt qua.
Truyện cổ tích „Gã khổng lồ và người thợ may“ của anh em nhà Grimm là một câu chuyện thú vị và mang đậm tính chất hài hước, pha trộn giữa trí thông minh và sự liều lĩnh của con người nhỏ bé trước sức mạnh vượt trội của người khổng lồ. Qua câu chuyện, chúng ta có thể phân tích một số khía cạnh ngôn ngữ học như sau:
Ngôn ngữ và phong cách kể chuyện: Truyện sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng độc giả trẻ em. Phong cách kể chuyện hài hước, pha chút cường điệu, được thể hiện qua những câu đối thoại dí dỏm và tình huống oái ăm.
Xây dựng nhân vật: Nhân vật thợ may được khắc họa với tính cách khôn lỏi, biết tận dụng trí thông minh và khả năng ứng biến để đối phó với người khổng lồ. Người khổng lồ được miêu tả với sức mạnh to lớn nhưng thiếu thông minh, dễ tin người và lo sợ trước những điều vượt quá tầm hiểu biết của mình.
Biểu hiện của quyền lực và trí tuệ: Câu chuyện không chỉ thể hiện sự chênh lệch về sức mạnh thể chất mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của trí tuệ. Những câu hỏi vặn và cách ứng xử của anh thợ may cho thấy trí khôn của con người có thể vượt qua sức mạnh thuần túy.
Các bút pháp cổ tích: Sử dụng các yếu tố quen thuộc trong truyện cổ tích như người khổng lồ, rừng rậm, và những thử thách phi thực tế. Yếu tố kỳ diệu cũng được đưa vào thông qua hình ảnh người thợ may bị bay lên trời, gây cảm giác kỳ ảo và phiêu lưu.
Tính giáo dục và đạo đức: Câu chuyện có thể truyền tải thông điệp về sự mưu trí và lòng dũng cảm, khuyến khích độc giả nhỏ tuổi tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc vượt qua khó khăn.
Tóm lại, qua sự tương phản giữa sức mạnh và trí tuệ, truyện „Gã khổng lồ và người thợ may“ mang đến một bài học về việc sử dụng trí khôn để chiến thắng những thử thách trong cuộc sống. Cấu trúc ngôn ngữ đơn giản và hài hước của câu chuyện khiến nó trở thành một tác phẩm dễ tiếp cận và thú vị cho cả trẻ em và người lớn.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 183 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 1049 |
Bản dịch | DE, EN, DA, ES, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 12.5 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 100 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 1.8 |
Gunning Fog Chỉ mục | 5 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 3.3 |
SMOG Chỉ mục | 3.3 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 0.1 |
Số lượng ký tự | 4.056 |
Số lượng chữ cái | 2.972 |
Số lượng Câu | 73 |
Số lượng từ | 914 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 12,52 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 0 |
Phần trăm các từ dài | 0% |
Tổng số Âm tiết | 971 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,06 |
Các từ có ba Âm tiết | 0 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0% |