Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Bảy con quạ
Bảy con quạ Märchen

Bảy con quạ - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 8 phút

Ngày xưa có một người có bảy đứa con trai, nên rất mong có một mụn con gái. Khi vợ có mang, bác ta hy vọng lần này sẽ toại nguyện. Quả thật đứa con mới chào đời là con gái. Hai vợ chồng mừng lắm nhưng đứa con lại gầy gò ốm yếu quá nên phải chịu phép rửa tội. Người cha sai một đứa con trai chạy vội ra suối lấy nước về để làm phép rửa tội cho em gái, nhưng rồi cả sáu đứa con trai khác cũng chạy đi cùng. Bảy đứa tranh nhau cái bình để múc nước, bình văng tõm xuống suối. Cả bảy đứng nhìn không biết làm sao vớt được bình, bình trôi mất không đứa nào dám về nhà nữa. Đợi mãi chẳng thấy con về, người cha sốt ruột và nói:

– Lũ trời đánh ấy chắc lại mải chơi rồi! Người cha sợ con gái sau này nhỡ chết mà chưa được phép rửa tội nên đâm ra giận rủa con:

– Ước gì cả bảy thằng đều thành quạ.

Bảy con quạ Truyện cổ tíchHình ảnh: Oskar Herrfurth (1862-1934)

Người cha vừa nói dứt lời thì nghe thấy tiếng chim vỗ cánh bay qua đầu lướt vào không trung. Ông ngửng lên thì thấy bảy con quạ đen như than bay vút đi. Chẳng còn cách nào thu lại được lời nguyền kia nữa, hai vợ chồng buồn rầu về chuyện mất bảy đứa con trai, nhưng họ tự an ủi phần nào vì thấy đứa con gái yêu quý mỗi ngày một khôn lớn và xinh đẹp hơn. Cô bé lớn lên không hề biết rằng mình còn có mấy anh trai nữa. Cha mẹ cô tránh không bao giờ nhắc tới chuyện ấy cho cô biết. Tới một ngày kia cô nghe mọi người xì xào về mình: „Cô ấy tuy đẹp thật, nhưng chính cô ấy là nguyên nhân sự bất hạnh của bảy người anh trai.“ Biết chuyện, cô buồn lắm, cô gạn hỏi cha mẹ về các người anh trai của mình. Không thể giấu con được, cha mẹ đành kể cô nghe mọi chuyện và nói rằng đó chẳng qua là ý muốn của trời, còn việc sinh cô ra không có quan hệ gì. Nhưng cô gái vẫn bị lương tâm cắn rứt về chuyện ấy và luôn nghĩ cách làm sao giải được lời chú kia cho các anh. Cô đứng ngồi không yên, tới mức cô trốn nhà đi, mong tìm cho ra tung tích để giải thoát cho các anh, mặc dù cô biết sẽ có nhiều khó khăn vất vả. Đồ đạc cô mang theo chỉ có một chiếc nhẫn nhỏ là vật kỷ niệm của cha mẹ, một cái bánh mì để ăn khi đói, một bình nước nhỏ để uống khi khát và một chiếc ghế con để ngồi cho đỡ mỏi. Cô bé đi mãi, đi hoài, đi tới tận cùng thế giới. Cô đi tới mặt trời, nhưng mặt trời sao nóng quá và nom dễ sợ, hình như hay bắt trẻ con.

Bảy con quạ Truyện cổ tíchHình ảnh: Oskar Herrfurth (1862-1934)

Cô vội vàng rời ngay chỗ đó và đi về hướng mặt trăng, nhưng nơi đây lại lạnh lẽo hoang vắng. Cô bé có cảm giác phía đàng kia có người ở, cô vội vàng quay gót đi tới các vì sao.

Bảy con quạ Truyện cổ tíchHình ảnh: Oskar Herrfurth (1862-1934)

Các vì sao tiếp cô niềm nở và tốt bụng, và mỗi vị ngồi trên chiếc ghế dành riêng cho mình. Sao mai đứng dậy cho cô một cái chân gà nhỏ và bảo:

– Nếu con không có cái chân gà nhỏ này thì con không thể mở được núi thủy tinh. Mà chính các anh con đang ở trong núi thủy tinh ấy.

Bảy con quạ Truyện cổ tíchHình ảnh: Oskar Herrfurth (1862-1934)

Cô bé cầm cái chân gà nhỏ xíu, lấy khăn bọc lại cẩn thận, và cô lại tiếp tục lên đường. Cô đi hoài, đi mãi, sau cùng tới núi thủy tinh. Cổng lớn đóng kín, cô lấy bọc khăn ra, nhưng khi mở ra thì chẳng có gì ở trong đó cả, cô đã đánh mất món quà quý của các vì sao tốt bụng. Làm gì bây giờ? Cô muốn cứu các anh mình mà lại không có chìa khóa để mở cổng vào núi thủy tinh. Cô bé bèn rút dao ra, cắt một ngón tay nhỏ xíu của mình đút nó vào ổ khóa và may quá mở được cổng.

Bảy con quạ Truyện cổ tíchHình ảnh: Oskar Herrfurth (1862-1934)

Khi cô bé bước vào bên trong thì có một ông già người nhỏ nhắn bước ra, ông hỏi:

– Con tìm gì ở đây? Cô bé trả lời:

– Con tìm các anh con là bảy con quạ. Ông già nói:

– Các ông quạ không có nhà, nhưng con muốn chờ các ông ấy về thì vào đây. Rồi ông già chuẩn bị bữa ăn tối cho bảy con quạ, ông bày thức ăn vào bảy chiếc đĩa nhỏ và rót nước uống vào bảy cái chén nhỏ. Cô bé nếm ở mỗi đĩa một miếng và uống ở mỗi cốc một hớp. Chiếc nhẫn mang theo cô thả vào trong cốc nước cuối cùng. Chợt cô nghe thấy ở trên không có tiếng vỗ cánh và tiếng chim reo. Lúc đó ông già nói:

– Giờ thì các ông quạ đã về nhà đó. Đàn quạ về thật, con nào con ấy đi tìm cốc đĩa của mình để ăn uống. Rồi con nọ hỏi con kia:

– Ai đã ăn ở đĩa của tôi? Ai đã uống nước ở cốc của tôi? Nhất định phải có người đã đụng đến chén đĩa. Và khi con quạ thứ bảy nhìn xuống đáy cốc, nó thấy chiếc nhẫn lăn đi lăn lại trong cốc. Nó ngắm nhìn chiếc nhẫn và nhận ra đó là nhẫn của bố mẹ và nói:

– Trời! Hình như em gái út của chúng ta đang ở đây và như vậy có nghĩa là chúng ta đã được giải thoát.

Bảy con quạ Truyện cổ tíchHình ảnh: Oskar Herrfurth (1862-1934)

Lúc đó cô bé đang đứng nấp sau cửa và lắng tai nghe. Quạ vừa nói xong, cô bé bước ra, tức thì đàn quạ lại hóa thành người. Vui mừng khôn xiết, tám anh em ôm hôn nhau thắm thiết, rồi vui vẻ cùng nhau lên đường về nhà.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

Câu chuyện „Bảy con quạ“ của anh em nhà Grimm kể về một gia đình có bảy người con trai, trong đó người cha rất mong ước có một cô con gái. Khi đứa con gái ra đời, vì một số hiểu lầm và hoàn cảnh éo le, bảy người con trai bị biến thành quạ bởi lời nguyền của người cha.

Câu chuyện xoay quanh hành trình của cô em gái tìm cách hóa giải lời nguyền để cứu các anh trai. Cô bé đã trải qua nhiều khó khăn, đi đến khắp các nơi từ mặt trời, mặt trăng đến các vì sao để tìm kiếm sự giúp đỡ. Cuối cùng, nhờ sự kiên trì và lòng quyết tâm, cô đã tìm được cách cứu các anh trai.

Cốt truyện không chỉ kể về sức mạnh của tình yêu thương gia đình mà còn phản ánh sự hy sinh và lòng dũng cảm của cô em gái trong việc khắc phục khó khăn để đoàn tụ cùng gia đình. Bảy người anh cuối cùng cũng được trở lại hình dáng con người và cả gia đình sống hạnh phúc bên nhau.

Câu chuyện này là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng của anh em nhà Grimm, chứa đựng những bài học sâu sắc về tình cảm gia đình, lòng dũng cảm và quyết tâm vượt qua nghịch cảnh.

„Bảy con quạ“ của Anh em nhà Grimm là một câu chuyện cổ tích đầy cảm động về tình cảm gia đình, sự hi sinh và lòng kiên trì. Đây là một câu chuyện mà có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau:

Tình cảm gia đình và sự hi sinh: Câu chuyện nhấn mạnh tình cảm gia đình mạnh mẽ. Người cha, mặc dù trong cơn giận dữ đã vô tình nguyền rủa các con trai mình thành quạ, song tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình vẫn tiếp tục tồn tại. Cô em gái hy sinh, tự cắt ngón tay để mở cửa núi thủy tinh cứu các anh trai, thể hiện sự kiên cường và tình yêu thương sâu sắc.

Giá trị của lòng kiên trì: Hành trình tìm kiếm các anh trai của cô gái là một minh chứng cho lòng kiên trì. Dù phải vượt qua nhiều khó khăn và thử thách từ thế giới mặt trời nóng bỏng, mặt trăng lạnh lẽo đến núi thủy tinh đầy bí ẩn, cô gái vẫn không từ bỏ. Sự kiên định ấy đã dẫn đến kết quả tốt đẹp.

Sự hối hận và chuộc lỗi: Người cha đã vô tình gây ra tai họa cho các con trai của mình nhưng lại dằn vặt và tiếc nuối. Mặc dù không thể thay đổi những gì đã xảy ra, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của suy nghĩ kỹ trước khi hành động và nói ra những lời có thể gây tổn thương.

Kết thúc có hậu và sự tái đoàn tụ: Kết thúc câu chuyện với sự đoàn tụ của tám anh chị em mang lại cảm giác ấm áp và hy vọng, bởi dù qua bao nhiêu sóng gió, gia đình vẫn có thể được tái hợp và sống hạnh phúc bên nhau.

Nghị lực vượt qua vận mệnh: Câu chuyện cũng có thể được nhìn nhận như một quá trình vượt qua số phận. Mặc dù bị biến thành quạ do lời nguyền, các anh trai cuối cùng cũng được cứu nhờ sự quyết tâm của em gái, cho thấy rằng con người có thể thay đổi số phận bằng chính nỗ lực của mình.

Thông qua „Bảy con quạ,“ truyện cổ tích không chỉ mang đến những bài học về tình người và các giá trị đạo đức, mà còn gợi mở cho người đọc về khả năng thay đổi và cứu chuộc trong cuộc sống.

„Bảy con quạ“ là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng của anh em nhà Grimm, mang đậm tính huyền diệu và bài học đạo đức sâu sắc.
Dưới đây là một phân tích ngôn ngữ học về câu chuyện này:

Chủ đề chính

Truyện xoay quanh ý nghĩa của sự hy sinh, trách nhiệm, và tình cảm gia đình. Bằng cách mô tả hành trình của cô gái để cứu các anh trai, câu chuyện khám phá sức mạnh của tình yêu thương và lòng kiên trì. Đồng thời, lời nguyền mang tính ma thuật trong truyện thể hiện niềm tin vào số phận và sức mạnh của ngôn từ.

Cấu trúc truyện

Mở đầu: Thiết lập bối cảnh gia đình với bảy người con trai và một cô con gái được sinh ra sau cùng. Người cha vô tình nguyền rủa các con trai, biến họ thành quạ.

Phát triển: Cô bé lớn lên biết được số phận của các anh và quyết tâm đi tìm cách giải thoát họ. Hành trình của cô là chuỗi thử thách để chứng minh tình yêu và lòng dũng cảm.

Cao trào: Khi cô đến núi thủy tinh và không có chìa khóa để mở, hành động hy sinh ngón tay chính là điểm nhấn, thể hiện sự quyết tâm.

Kết thúc: Sự trở về của các anh trong thân hình con người, nhờ tình yêu và nỗ lực của cô em gái, mang lại một kết thúc có hậu.

Ngôn ngữ và Phong cách

Ngôn ngữ cổ tích: Truyện sử dụng ngôn từ đơn giản, trực tiếp nhưng giàu hình ảnh biểu tượng (quạ, núi thủy tinh), dễ hiểu cho trẻ em, giúp chuyển tải những bài học đạo đức rõ ràng.

Biểu tượng và Ẩn dụ

Quạ: Biểu tượng của sự không may và lời nguyền.
Núi thủy tinh: Tượng trưng cho những thử thách khó khăn cần vượt qua để đạt được mục tiêu.
Chiếc nhẫn: Gắn bó tình cảm gia đình, là mắt xích nối giữa các nhân vật.

Yếu tố thần thoại: Sự xuất hiện của các nhân tố siêu nhiên như các vì sao, bầu trời, núi thủy tinh đưa câu chuyện vào không gian kỳ ảo, bắt người đọc tin vào những điều phi thường.

Bài học đạo đức

Sức mạnh của tình yêu và lòng trung thành: Câu chuyện ca ngợi tình cảm gia đình, sự hy sinh vì người thân và lòng kiên định để vượt qua thử thách.

Trách nhiệm từ ngôn từ: Lời nguyền của người cha nhấn mạnh tác động mạnh mẽ của ngôn từ, khuyến khích cẩn trọng suy nghĩ trước khi nói.

Bằng cách kết hợp những yếu tố huyền thoại với các bài học đạo đức và một cấu trúc câu chuyện cổ điển, „Bảy con quạ“ một lần nữa nhấn mạnh lý do tại sao anh em nhà Grimm lại nổi tiếng và tác phẩm của họ trường tồn qua thời gian.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 25
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 451
Bản dịchDE, EN, DA, ES, FR, PT, FI, HU, IT, JA, NL, PL, RO, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson17.2
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục94.4
Flesch–Kincaid Grade-Level4.4
Gunning Fog Chỉ mục7.1
Coleman – Liau Chỉ mục2.7
SMOG Chỉ mục4.9
Chỉ số khả năng đọc tự động2
Số lượng ký tự4.409
Số lượng chữ cái3.244
Số lượng Câu60
Số lượng từ1.030
Số từ trung bình cho mỗi câu17,17
Các từ có hơn 6 chữ cái0
Phần trăm các từ dài0%
Tổng số Âm tiết1.157
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,12
Các từ có ba Âm tiết5
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.5%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch