Thời gian đọc cho trẻ em: 13 phút
Ngày xửa ngày xưa, có một người bổ củi nghèo, bác làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt. Khi số tiền bác dành dụm được đã kha khá, bác bảo con trai:
– Nhà chỉ có một mình con, số tiền cha dành dụm được do mồ hôi nước mắt. Nay cha muốn dùng số tiền ấy để cho con đi học lấy một nghề gì đó, để sau này con có thể nuôi cha lúc tuổi già, chân tay yếu đuối, chỉ còn ngồi một chỗ. Nghe lời cha, đứa con trai học hành chăm chỉ tới mức thầy hết lời khen ngợi. Khi người con trai theo học được nửa chừng thì gia đình lâm vào cảnh túng bấn, anh phải trở về. Người cha buồn rầu:
– Cha chẳng có gì để cho con nữa, ở thời buổi khó khăn này chỉ kiếm được vài xu đủ chi tiêu hàng ngày. Người con trai đáp:
– Thưa cha, cha đừng lo nghĩ, nếu ý trời như vậy thì chắc con sẽ gặp may. Con sẽ cố gắng. Khi người cha sửa soạn để vào rừng đốn gỗ thì người con trai nói:
– Cho con đi cùng với cha để giúp cha. Người cha nói:
– Cũng được. Nhưng chắc con sẽ thấy công việc nặng nhọc, con chưa quen với công việc này, chắc gì đã theo nổi, mà cha lại không có dư tiền để mua thêm cái rìu nữa. Người con trai nói:
– Cha sang hàng xóm mượn rìu đi, chắc họ cho mượn tới khi con đủ tiền mua lấy một cái rìu. Người cha mượn của hàng xóm chiếc rìu. Sáng sớm hai cha con đã vào rừng. Người con trai hăng hái làm việc giúp cha. Khi mặt trời đứng bóng, người cha nói:
– Giờ ta nghỉ tay ăn trưa, sau đó ta lại tiếp tục. Người con trai tay cầm bánh và nói:
– Cha cứ nghỉ đi, con chưa mệt, con muốn đi dạo quanh xem có tổ chim nào không. Người cha nói:
– Trời, con khùng sao, con chạy quanh tìm cái gì, sau đó con mệt nhoài, không nhấc nổi cánh tay. Ở lại đây, ngồi xuống bên cha! Người con trai vừa đi vừa ăn bánh mì, ngó nghiêng nhìn lên cây xem có tổ chim nào không. Anh đi mãi, cuối cùng anh tới bên một cây sồi cổ thụ, ước chừng trăm năm ấy, phải năm người ôm chưa hết thân cây. Anh dừng chân, ngắm cây sồi cổ thụ và nghĩ, chắc phải có chim làm tổ ở trong hốc cây. Rồi anh có cảm giác là có tiếng người nói, anh chăm chú lắng tai nghe thì nghe thấy một giọng khàn khàn:
– Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra! Anh ngó nhìn quanh, nhưng chẳng thấy gì. Hình như tiếng nói phát ra từ dưới mặt đất. Anh nói:
– Ngươi ở đâu vậy? Có giọng đáp:
– Tôi ở dưới gốc cây, hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra! Anh dọn lá xung quanh gốc cây và để ý tìm thì thấy ở trong hốc cây có một chai thủy tinh. Anh nhấc chai lên soi, thấy trong chai có một con vật giống như con nhái, nó nhảy ở trong chai, nó nói:
– Hãy cho tôi ra, hãy cho tôi ra! Anh không hề nghĩ tới chuyện độc ác, anh mở nút chai. Từ trong chai vụt ra một cái bóng, chỉ trong nháy mắt nó đã to bằng nửa thân cây cổ thụ kia và đứng sừng sững trước chàng trai. Nó nói với giọng nghe rợn cả người:
– Ngươi có biết, việc thả ta ra khỏi chai rượu sẽ được thưởng cái gì không? Chàng trai thản nhiên đáp:
– Không, làm sao mà ta biết được. Con quỷ nói:
– Thế ta nói cho ngươi biết, để thưởng cho việc đó ta phải vặn cổ ngươi. Chàng trai đáp:
– Nếu ngươi nói ta biết trước điều đó, ta sẽ để ngươi ở trong chai, lúc đó đầu ta vẫn còn nguyên, cứ thử hỏi mọi người xem có đúng thế không?

Con quỷ nói:
– Hỏi hết người này đến người khác, nhưng ngươi sẽ được thưởng công. Ngươi tưởng ta nằm trong chai là do lòng độ lượng, không, chính ta bị trừng phạt mà bị nhốt trong chai. Ta chính là thần Merkur hùng mạnh. Ai thả ta ra, người ấy sẽ bị vặn cổ. Chàng trai nói:
– Ta chẳng ngờ mọi chuyện xảy ra nhanh như vậy. Trước tiên ta muốn biết có phải chính ngươi từng ở trong chai hay không? Nếu đúng như vậy thì ngươi chui thử vào trong chai cho ta xem, có vậy ta mới tin. Rồi sau đó ngươi muốn làm gì ta thì làm. Con quỷ ngạo nghễ nói:
– Cái đó chỉ là trò đùa! Con quỷ thu hình nhỏ lại như lúc trước và chui vào trong chai. Nó vừa chui vào lập tức chàng trai đóng ngay nút chai vào và ném chai vào chỗ cũ ở hốc cây cổ thụ. Con quỷ đã bị đánh lừa. Giờ chàng trai muốn quay trở lại chỗ cha đốn gỗ, con quỷ lại cất giọng kêu cứu:
– Trời, hãy thả tôi ra nào, hãy thả tôi ra nào! Chàng trai đáp:
– Không, không lần thứ hai. Kẻ nào định hại ta, ta sẽ không tha, khi ta đã tóm được nó. Con quỷ nói:
– Nếu thả tôi ra, tôi sẽ cho anh rất nhiều của cải, nhiều tới mức anh sống sung sướng suốt đời. Chàng trai nói:
– Không, ngươi sẽ đánh lừa ta như lần thứ nhất. Con quỷ nói:
– Anh đừng có đùa với diễm phúc mà anh có. Tôi sẽ chẳng làm gì anh, mà còn thưởng cho anh rất nhiều. Chàng trai nghĩ:
– Ta cứ liều thử xem, biết đâu nó lại giữ lời hứa. Chàng mở nút chai, con quỷ chui ra và vươn vai trở thành to lớn như người khổng lồ. Nó nói:
– Giờ thì anh sẽ nhận được phần thưởng. Con quỷ đưa cho anh một miếng vải nhỏ như băng keo dính và nói:
– Nếu anh đưa đầu này qua vết thương, vết thương sẽ lành. Nếu anh đưa đầu kia qua sắt hay thép, sắt thép sẽ biến thành bạc ròng. Chàng trai nói:
– Phải thử mới biết được. Rồi chàng cầm rìu bóc một miếng vỏ cây, sau đó chàng cầm miếng vải đưa qua vết vỏ cây bị bóc, lập tức vỏ cây liền lại. Chàng nói với con quỷ:
– Quả có đúng như vậy. Giờ chúng ta có thể chia tay nhau. Con quỷ cám ơn chàng đã giải thoát cho nó. Chàng trai cũng cám ơn quỷ về món quà tặng. Chàng trở lại chỗ cha đang làm việc. Người cha hỏi:
– Con chạy đi đâu vậy? Con quên cả làm việc. Cha đã nói, con chẳng làm nên chuyện gì cả.
– Cha cứ bình tĩnh, cha ơi. Con sẽ làm cho xong việc. Người cha bực mình nói:
– Chờ đấy, chẳng cái gì ra cái gì.
– Cha xem đây, con chỉ cho một nhát rìu là cây kia đổ ầm xuống. Chàng lấy miếng vải đưa qua chiếc rìu, rồi vung tay chặt cây. Rìu sắt biến thành rìu bạc nên nó văng ra đất.
– Cha ơi, sao lại đưa cho con chiếc rìu cùn đến thế, giờ thì hỏng tất cả mọi việc. Người cha bực tức nói:
– Trời, con làm gì vậy! Giờ cha phải mua chiếc rìu khác, con chẳng được tích sự gì cả. Người con nói:
– Cha đừng giận, con sẽ trả tiền chiếc rìu. Người cha thét:
– Quân ngu ngốc, trả bằng gì bây giờ. Con chẳng có lấy một xu dính túi, chỉ có vài chữ trong đầu. Chẳng biết gì về đốn gỗ. Lát sau, người con trai nói với cha:
– Thưa cha, con không làm được nữa. Hai cha con ta nghỉ tay ngày hôm nay đi. Người cha bảo:
– Trời, cái gì? Cha cũng khoanh tay rung đùi như con ư? Cha còn phải ráng làm cho xong. Con có thể thu gom đồ rồi về nhà được rồi.
– Thưa cha, con lần đầu tiên vào rừng nên không biết đường ra. Cha về cùng với con đi. Người cha đã nguôi cơn giận, nghe con nói cũng đi về. Về tới nhà, người cha nói:
– Con đem bán chiếc rìu này, con xem, liệu bán được bao nhiêu, con cầm lấy ít tiêu, còn để lại cha trả tiền đền chiếc rìu của hàng xóm. Người con trai mang rìu ra chợ kim hoàn ở trong thành phố để bán. Người thợ kim hoàn cho lên lửa thử, rồi đặt lên cân và nói:
– Nó bán được 400 đồng Taler, nhưng tôi không có đủ tiền mặt ở đây. Chàng trai nói:
– Bác có bao nhiêu thì đưa cho tôi. Số còn lại tôi cho bác nợ. Bác thợ vàng đưa cho chàng trai 300 đồng Taler và nợ lại 100 Taler. Chàng trai đem tiền về nhà và nói:
– Thưa cha, con có tiền đây. Cha sang hỏi hàng xóm xem cái rìu hết bao nhiêu tiền. Người cha bảo:
– Cái đó cha biết rồi. Một Taler sáu xu.
– Vậy cha trả 2 Taler mười sáu xu. Trả gấp đôi thế là đủ. Cha nhìn xem, con hãy còn nhiều tiền. Người con trai đưa cho cha 100 Taler và nói:
– Con mong cha không bao giờ phải thiếu thốn, cha có thể sống sung sướng, thoải mái. Người cha nói:
– Lạy chúa tôi, con lấy ở đâu ra lắm tiền của như vậy? Rồi người con trai kể cho cha câu chuyện gặp con quỷ ở trong rừng và chuyện anh tin tưởng vào sự may mắn của mình nên mới có nhiều tiền của như vậy. Với số tiền còn lại, chàng trai lại lên đường đi học tiếp tục. Vì anh có thể chữa lành vết thương bằng miếng vải nên anh trở thành bác sĩ nổi tiếng nhất thế giới.

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
Truyện „Con quỷ trong chai thủy tinh“ của anh em nhà Grimm là một câu chuyện cổ tích đầy kịch tính và hấp dẫn, mang nhiều giá trị đạo đức và bài học cuộc sống. Câu chuyện kể về một chàng trai trẻ thông minh, dũng cảm, và biết cách đối diện với những thử thách khó khăn trong cuộc đời.
Những yếu tố quan trọng trong truyện bao gồm
Sự Chăm Chỉ và Hiếu Thảo: Chàng trai, mặc dù xuất thân trong một gia đình nghèo khó, vẫn luôn chăm chỉ học tập với hy vọng có thể nuôi cha mẹ lúc về già. Điều này thể hiện lòng hiếu thảo và tầm quan trọng của việc học tập và nỗ lực vượt khó.
Trí Thông Minh và Sự Bình Tĩnh: Khi đối mặt với con quỷ độc ác, chàng trai không hề sợ hãi mà thể hiện sự khéo léo và trí thông minh của mình bằng cách lừa con quỷ vào lại trong chai. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thông minh và bình tĩnh khi đối diện với khó khăn.
Bài Học về Lòng Tin và Sự Cẩn Trọng: Mặc dù cuối cùng chàng trai tin tưởng con quỷ và thả nó ra một lần nữa, nhưng sự thành công của anh đến từ việc anh đã biết cách đảm bảo an toàn cho bản thân trước khi đưa ra quyết định. Điều này dạy chúng ta về sự quan trọng của lòng tin nhưng cũng cần có sự cẩn trọng và đánh giá đúng tình huống.
Phần Thưởng cho Sự Tốt Bụng và Can Đảm: Kết thúc câu chuyện, chàng trai nhận được phần thưởng xứng đáng nhờ lòng tốt và sự can đảm của mình. Sự thành công của anh khi trở thành một bác sĩ nổi tiếng cho thấy rằng những hành động cao thượng và đúng đắn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Thông qua câu chuyện này, anh em nhà Grimm truyền tải một thông điệp tích cực về lòng nhân ái, sự thông minh và tầm quan trọng của việc đối diện với khó khăn bằng giải pháp sáng suốt và khéo léo.
Câu chuyện „Con quỷ trong chai thủy tinh“ của anh em nhà Grimm chứa đựng nhiều bài học và ý nghĩa sâu sắc.
Dưới đây là một số cách diễn giải khác nhau về tác phẩm này
Giá trị của sự thông minh và khôn ngoan: Câu chuyện nhấn mạnh tầm quan trọng của trí thông minh và sự khôn khéo. Chàng trai đã sử dụng trí tuệ của mình để lừa quỷ trở lại vào chai, cứu lấy mạng sống của mình. Điều này cho thấy rằng sự thông minh có thể vượt qua sức mạnh và sự đe dọa.
Lòng tham và hậu quả: Con quỷ trong câu chuyện là biểu tượng của lòng tham và những cám dỗ mà nó mang lại. Mặc dù ban đầu con quỷ định làm hại chàng trai, nhưng khi bị đánh bại, nó trở lại với những lời đề nghị hấp dẫn. Đây là lời cảnh tỉnh về việc không nên dễ dàng bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn mà có thể ẩn chứa hiểm nguy.
Sự tin tưởng vào may mắn và lòng tốt: Dù hoàn cảnh khó khăn, chàng trai vẫn giữ sự lạc quan và tin vào may mắn của mình. Sự tin tưởng vào điều tốt đẹp và lòng tốt của chàng trai cuối cùng đã mang lại những phần thưởng xứng đáng. Đây là thông điệp tích cực về niềm tin vào cuộc sống và những điều tốt đẹp mà nó có thể mang lại.
Tính tự lực cánh sinh và lòng hiếu thảo: Chàng trai trong câu chuyện không chỉ là một người con hiếu thảo mà còn là một người có ý chí tự lực. Anh đã nỗ lực tìm kiếm cơ hội để cải thiện cuộc sống của mình và cha. Sự kết hợp giữa lòng hiếu thảo và ý chí tự lực là điều đáng quý trọng.
Tính tương đối của sự thật và lời hứa: Câu chuyện cũng đề cập đến sự thận trọng khi đón nhận lời hứa từ những người hay vật không đáng tin cậy. Dù con quỷ có hứa sẽ ban cho chàng trai phước lành, nhưng anh chỉ nhận lời khi có sự đảm bảo cho bản thân, cho thấy sự sáng suốt trong việc đánh giá lời hứa.
Những diễn giải này cho thấy rằng câu chuyện cổ tích không chỉ đơn thuần là một câu chuyện giải trí mà còn mang những bài học đạo đức sâu sắc, phản ánh những giá trị và thông điệp nhân văn khác nhau.
Câu chuyện „Con quỷ trong chai thủy tinh“ của anh em nhà Grimm không chỉ đơn thuần là một truyện cổ tích giải trí mà còn chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và yếu tố ngôn ngữ học và văn hóa thú vị. Dưới đây là một phân tích về một số khía cạnh của câu chuyện này:
Cốt Truyện và Cấu Trúc:
Cốt Truyện: Câu chuyện theo mô típ quen thuộc của truyện cổ tích châu Âu: nhân vật chính là một người từ hoàn cảnh nghèo khổ, nhưng nhờ lòng dũng cảm và trí thông minh, đã vượt qua những thử thách để đạt được thành công và hạnh phúc.
Cấu Trúc: Câu chuyện sử dụng cấu trúc truyện cổ tích điển hình với một khởi đầu yên bình (người bổ củi và con trai), một sự kiện bất ngờ (tìm thấy con quỷ trong chai), sự rắc rối (mở chai và thả con quỷ), và một kết thúc có hậu (nhờ sự khôn ngoan, chàng trai đã nhận được phần thưởng).
Nhân Vật và Biểu Tượng:
Con Quỷ: Tượng trưng cho sự cám dỗ và nguy hiểm mà con người có thể gặp phải. Nó cũng đại diện cho một sức mạnh không kiểm soát được khi không bị ràng buộc.
Cái Chai: Có thể được xem như biểu tượng của sự kìm kẹp hay giới hạn. Việc con quỷ bị nhốt trong chai chính là một hình ảnh mạnh về sức mạnh bị kìm hãm.
Người Con Trai: Nhân vật đại diện cho lòng dũng cảm, sự khôn ngoan và niềm tin vào sự may mắn và công bằng.
Chủ Đề và Ý Nghĩa:
Tri thức và Giáo dục: Câu chuyện bắt đầu với hy vọng của người cha rằng con trai mình sẽ có một cuộc sống tốt hơn qua sự học hành. Điều này nhấn mạnh giá trị của tri thức và giáo dục trong việc thay đổi cuộc sống.
Trí Tuệ và Sự Khôn Ngoan: Khả năng của người con trai đánh lừa con quỷ hai lần cho thấy sự khôn ngoan và trí tuệ có thể thắng được những thế lực mạnh mẽ hơn.
Lòng Tin và Hy Vọng: Mặc dù gia cảnh nghèo khó, lòng tin của người con trai vào bản thân và sự may mắn đã dẫn đến một kết thúc có hậu.
Ngôn Ngữ và Phong Cách:
Ngôn Ngữ: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, phù hợp với đối tượng trẻ em, thông qua đó truyền tải những bài học đạo đức một cách dễ hiểu.
Phong Cách: Lời kể mang tính chất tường thuật xen lẫn đối thoại, giúp câu chuyện sống động và cuốn hút.
Thông Điệp Văn Hóa:
Câu chuyện không chỉ là một tác phẩm dùng để giải trí mà còn truyền tải những giá trị văn hóa và xã hội. Nó làm nổi bật tầm quan trọng của sự cần cù, lòng trung thực, và trí tuệ trong việc vượt qua nghịch cảnh. Đồng thời phản ánh niềm tin của người ta vào phép màu và may mắn, một yếu tố phổ biến trong rất nhiều truyện cổ tích thời bấy giờ.
Tóm lại, „Con quỷ trong chai thủy tinh“ là một câu chuyện giàu ý nghĩa với nhiều tầng lớp về đạo đức, trí tuệ và niềm tin, đặc biệt thích hợp để truyền tải các bài học cuộc sống cho trẻ em và thậm chí cả người lớn.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 99 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typ 331 |
Bản dịch | DE, EN, DA, ES, FR, PT, HU, IT, JA, NL, PL, RO, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 11.1 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 100 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 1.9 |
Gunning Fog Chỉ mục | 4.5 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 3.5 |
SMOG Chỉ mục | 3.9 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 0 |
Số lượng ký tự | 7.632 |
Số lượng chữ cái | 5.528 |
Số lượng Câu | 153 |
Số lượng từ | 1.689 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 11,04 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 1 |
Phần trăm các từ dài | 0.1% |
Tổng số Âm tiết | 1.885 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,12 |
Các từ có ba Âm tiết | 2 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0.1% |