Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Ba con chim nhỏ
Grimm Märchen

Ba con chim nhỏ - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 11 phút

Cũng phải cách đây mấy nghìn năm rồi, ở vùng rộng mênh mông này có rất nhiều ông vua nhỏ. Trong số đó có ông vua núi Coitơ rất thích đi săn. Một lần vua cùng thợ săn của hoàng cung đi săn, lúc ấy dưới chân núi có ba chị em nhà kia đang chăn bò, thấy vua và đám thợ săn đi qua, cô lớn nhất réo gọi hai cô kia, chỉ nhà vua và nói:

– Ê, này, nếu chị không lấy được người này thì chị ở vậy. Cô thứ hai từ phía bên này núi vừa đáp vừa chỉ vào người đang đi bên phải nhà vua:

– Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy. Cô em út chỉ vào người đang đi bên tay trái nhà vua và reo lên:

– Ê, này, nếu em không lấy được người kia thì em cũng ở vậy. Hai người đi bên vua chính là hai quan thượng thư. Vua nghe được hết tất cả, nhưng khi về tới hoàng cung nhà vua cho đòi ba cô gái đến, hỏi họ nói những gì ở trong núi ngày hôm qua. Cả ba cô đều không chịu nói. Vua hỏi cô chị cả có muốn lấy mình làm bạn trăm năm không. Cô bằng lòng. Còn hai cô em đều ưng thuận lấy hai quan thượng thư. Cả ba cô đều xinh đẹp, cô chị cả lại có bộ tóc dài óng như tơ. Hai cô em không có con. Một hôm nhà vua phải đi xa, cho mời họ tới ở và chăm sóc luôn hoàng hậu vì bà đang có thai. Hoàng hậu sanh được một cậu con trai kháu khỉnh, lại có núm đồng tiền ở má. Hai cô em bàn nhau hãm hại đứa bé, và họ ném nó xuống nước – hình như ném xuống sông Vêdơ thì phải – ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:

„Thương ôi chú bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.“

Nghe tiếng chim hót, hai cô bủn rủn cả người, muốn bỏ mặc hoàng hậu đấy mà đi trốn. Khi nhà vua trở lại hoàng cung, hai cô em kể với nhà vua rằng, hoàng hậu sinh ra một con chó. Nhà vua nói:

– Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả. Có một người thuyền chài vớt được đứa bé, đứa bé vẫn còn thoi thóp. Vì không có con nên hai vợ chồng người đánh cá đem đứa bé về nhà nuôi nấng dạy dỗ cho khôn lớn. Năm sau vua lại đi xa. Hoàng hậu lại sinh con trai. Máu ganh tị nổi lên, hai cô em lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:

„Thương ôi chú bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.“

Vua vừa về tới hoàng cung, hai cô em đã ra đón và kể rằng hoàng hậu lần này cũng sinh ra một con chó. Nhà vua chỉ nói:

– Cái gì trời sinh ra cũng có lý cả. Người thuyền chài kia lại vớt được đứa bé và đem nó về nhà nuôi nấng dạy dỗ. Lần này nhà vua lại phải đi xa. Hoàng hậu sinh con gái. Hai cô em độc ác kia lại ném đứa bé xuống sông, ngay lúc đó có một con chim nhỏ bay vút lên và hót:

„Thương ôi cô bé xinh sao,
Để cho huệ trắng nhuộm màu tóc tang.“

Khi nhà vua trở về, hai cô em kể rằng hoàng hậu lần này sinh ra một con mèo. Nhà vua nổi giận lôi đình, truyền giam hoàng hậu vào ngục tối. Nhiều năm đã trôi qua mà hoàng hậu vẫn ở trong ngục tối. Giờ đây các con bà đã trưởng thành, khôn lớn. Một hôm đứa con trai cả muốn cùng các bạn thanh niên khác đi đánh cá. Nhưng bọn kia không muốn cho chàng đi cùng nên chế giễu:

– Đồ con rơi con nhặt mà cũng đòi đi cùng. Chàng buồn rầu đi về hỏi ông lão đánh cá xem có phải thật thế không. Ông kể chính chàng là đứa bé mà ông đã vớt khi kéo lưới lên. Chàng liền xin cho đi tìm cha. Ông lão đánh cá muốn chàng ở lại nhưng chàng không chịu, ông đành để chàng đi. Rồi chàng lên đường, đi hết ngày này sang ngày khác, sau cùng tới bờ một con sông lớn. Gặp một bà già đang ngồi câu cá, chàng nói:

– Chào mẹ!

– Chào con!

– Chắc lâu lâu mới có một con cá cắn câu mẹ nhỉ?

– Còn con thì còn phải đi tìm lâu lắm mới gặp được cha đẻ mình. Giờ con qua sông bằng cách nào?

– Dạ, cái đó chỉ có trời mới biết. Bà già liền cõng chàng qua sông. Chàng đi hoài đi mãi mà vẫn chưa gặp được cha. Một năm đã trôi qua, giờ đây người em trai lên đường đi tìm anh. Đến bên bờ sông lớn kia, mọi việc lại xảy ra như đối với người anh cả. Đợi mãi không thấy hai anh trở về, cô em gái sốt ruột, xin bố mình cho đi tìm hai anh. Khi tới bên bờ con sông lớn kia cô gặp một bà vụ già, cô chào:

– Con xin chào mẹ!

– Chào con!

– Lạy trời phù hộ mẹ câu được nhiều cá! Thấy cô gái ăn nói phúc hậu, bà liền cõng cô qua sông, còn cho cô một cái roi và dặn:

– Con ạ, con cứ đi thẳng theo đường này, nếu dọc đường con có gặp một con chó mực to thì cứ thản nhiên đi qua, không cười mà cũng đừng nhìn nó. Tiếp đó con sẽ tới một lâu đài lớn, cửa để ngỏ, con để roi rơi xuống ngưỡng cửa. Con đi xuyên từ đầu này đến đầu kia của lâu đài, rồi bước ra chỗ giếng sau lâu đài. Từ trong lòng giếng mọc lên một cây cổ thụ, trên cây có treo một chiếc lồng, trong có một con chim. Con lấy lồng chim xuống và múc ở giếng một cốc nước, con cầm hai thứ ấy và theo đường cũ trở về. Con nhặt cái roi ở ngưỡng cửa lên, nhớ khi đi qua con chó thì quất cho nó một roi vào đúng mõm nó, rồi con đi thẳng về đây với mẹ. Cô gái nghiệm thấy mọi việc xảy ra đúng như lời bà cụ dặn. Trên đường về cô gặp hai anh, họ đã đi chu du được nửa thiên hạ. Ba anh em cùng đi, tới chỗ con chó mực đang nằm, cô quất roi vào mõm, nó hiện nguyên hình thành một hoàng tử khôi ngô tuấn tú, chàng đã được giải thoát, giờ đây cả bốn người cùng đi. Tới bờ sông họ gặp lại bà cụ già, bà cõng họ qua sông và chính vì thế mà bà cũng được giải thoát khỏi phép yêu. Họ cùng nhau trở lại nhà ông lão đánh cá, mọi người chuyện trò vui vẻ và treo lồng chim lên cạnh tường. Người con thứ hai chỉ nghỉ một lúc ở nhà rồi cầm nỏ đi săn. Đi mãi chàng mỏi chân, liền dừng lại lấy sáo ra thổi một bài. Nhà vua đang đi săn trong rừng, nghe tiếng sáo lạ, nhà vua cứ theo hướng tiếng sáo mà đi, tới nơi vua hỏi:

– Ai cho phép ngươi săn ở cánh rừng này?

– Thưa không ai cho phép cả.

– Thế ngươi là con cái nhà ai?

– Thưa tôi là con trai người đánh cá.

– Người đó làm gì có con.

– Nếu bệ hạ không tin lời tôi nói, xin mời bệ hạ cùng đi. Tới nơi nhà vua hỏi chuyện ông lão đánh cá. Ông kể hết sự tình. Con chim nhỏ trong lồng cũng cất tiếng hót theo:

„Mẹ ngồi buồn tủi,
trong cảnh tù đày
Mấy đứa con đây
đều là ngoan cả
Hai dì xảo trá
làm chúng khốn cùng
quăng chúng xuống sông
ông già vớt được.“

Nghe chuyện mọi người sững sờ. Nhà vua đưa chim, đón các con cùng ông lão đánh cá về hoàng cung. Vua sai mở cửa ngục, hoàng hậu nom già nua ốm yếu. Cô con gái đưa cốc nước giếng cho bà uống, da dẻ bà lại hồng hào, người thấy khỏe hẳn ra. Hai cô em quỷ quyệt bị đi đày ngoài hoang đảo. Sau đó lễ cưới công chúa lấy hoàng tử được tổ chức.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

Câu chuyện „Ba con chim nhỏ“ của anh em nhà Grimm là một câu chuyện cổ tích phức tạp với nhiều tình tiết hấp dẫn.

Dưới đây là tóm tắt và các yếu tố nổi bật trong câu truyện

Tóm tắt câu chuyện:
– Câu chuyện mở đầu với ba chị em chăn bò gặp vua và hai quan thượng thư trong một chuyến đi săn. Mỗi chị em đều thề sẽ lấy một trong ba người nếu không sẽ ở vậy. Vua nghe thấy và sau đó lựa chọn các cô gái cho mình và hai quan thượng thư làm vợ. Hoàng hậu sinh ba người con trong những chuyến nhà vua đi xa, và hai dì độc ác ném từng đứa trẻ xuống sông, rồi nói dối nhà vua rằng hoàng hậu sinh ra chó, mèo. Các đứa trẻ được người đánh cá cứu và nuôi lớn. Khi trưởng thành, chúng cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc của mình và cuối cùng tìm được nhà vua. Trong quá trình đó, họ giúp giải thoát một hoàng tử bị biến thành chó và một bà lão bị yểm bùa. Cuối cùng, con chim trong lồng đã tiết lộ sự thật, minh oan cho hoàng hậu, và vua đã giải cứu bà khỏi nơi giam giữ. Hai người em của hoàng hậu bị trừng phạt, và kết thúc câu chuyện là lễ cưới hạnh phúc của công chúa và hoàng tử.

Yếu tố nổi bật

Những bài học về đạo đức: Câu chuyện nhấn mạnh sự trung thực và lòng tốt, và cảnh báo về hậu quả của sự ganh tị và xảo trá.

Biểu tượng và phép màu: Các yếu tố như chim hót, cây cổ thụ trong giếng, và bài thơ của con chim đều mang ý nghĩa biểu tượng và động lực cho sự phát triển của câu chuyện.

Sự xuất hiện của pháp thuật: Phép thuật thường xuất hiện thông qua sự can thiệp của một bà già bí ẩn và các sự kiện huyền bí như biến đổi hình dáng và lời nguyền.

Kết thúc có hậu: Giống như nhiều truyện cổ tích khác, câu chuyện này cũng có một kết thúc hạnh phúc sau những thách thức và khó khăn mà các nhân vật phải trải qua.

„Ba con chim nhỏ“ là một câu chuyện cổ tích mang đậm phong cách đặc trưng của anh em nhà Grimm, với các yếu tố kỳ ảo, các thông điệp về đạo đức, và một kết thúc thỏa mãn cho các nhân vật chính diện.

Câu chuyện cổ tích trên là một minh họa tuyệt vời về nhiều chủ đề quen thuộc trong cổ tích của Anh em nhà Grimm, từ sự ganh tị và xảo trá đến tình yêu và công lý. Câu chuyện có thể được diễn giải qua nhiều cách khác nhau, tùy theo góc nhìn của người kể và người nghe.

Dưới đây là một số cách diễn giải có thể

Sự chiến thắng của công lý và lòng chân thành: Một thông điệp rõ ràng trong câu chuyện là dù cho những hành động độc ác có thể gây ra đau khổ trong thời gian ngắn, nhưng cuối cùng sự thật và công lý sẽ được khôi phục. Những nhân vật tốt bụng như hoàng hậu và các con của bà cuối cùng cũng được đoàn tụ và hưởng hạnh phúc, trong khi những kẻ gian ác phải đón nhận sự trừng phạt.

Giá trị của lòng yêu thương và trung thực: Câu chuyện đề cao lòng yêu thương của gia đình và sự trung thực. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi đôi vợ chồng đánh cá tốt bụng lớn lên thành những người con hiếu thảo và chân thành. Sự thành thật của họ được đền đáp khi sự thật về nguồn gốc của họ được phơi bày.

Khả năng vượt qua khó khăn bằng sự kiên trì: Hành trình gian nan của ba anh em để tìm kiếm sự thật và giải cứu mẹ mình là một ví dụ điển hình về lòng kiên trì. Mỗi người trong số họ đều phải đối mặt với thách thức riêng, và qua đó chứng minh được lòng dũng cảm và quyết tâm của mình.

Hiện thân của phép thuật cổ tích và biểu tượng siêu nhiên: Trong câu chuyện, những yếu tố phép thuật như con chim biết nói và bà cụ già bày cách vượt qua khó khăn là những biểu tượng siêu nhiên điển hình trong truyện cổ tích Grimm. Những yếu tố này không chỉ làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn và huyền bí mà còn giúp nhấn mạnh những bài học đạo đức.

Từ những cách diễn giải trên, có thể thấy rằng truyện cổ tích „Ba con chim nhỏ“ của Anh em nhà Grimm không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng nhiều bài học quý giá về đạo đức và cuộc sống.

Truyện cổ tích „Ba con chim nhỏ“ của Anh em nhà Grimm mang đậm dấu ấn của văn hóa dân gian châu Âu với những yếu tố kỳ diệu và bài học luân lý. Để phân tích ngôn ngữ học về truyện này, chúng ta có thể xem xét một số khía cạnh như cấu trúc câu chuyện, ngôn ngữ miêu tả, hình tượng và biểu tượng, cũng như các chủ đề luân lý.

Cấu trúc câu chuyện

Câu chuyện „Ba con chim nhỏ“ tuân theo mô hình cổ điển của truyện cổ tích với ba phần rõ ràng:

Mở đầu: Câu chuyện bắt đầu với lời giới thiệu về bối cảnh thời gian và không gian, nơi có nhiều vị vua nhỏ, và tập trung vào vua núi Coitơ. Ba chị em chăn bò là nhân tố khởi đầu dẫn dắt câu chuyện đi vào xung đột.

Xung đột và cao trào: Sự ganh đua và mưu mô xuất hiện khi hai cô em hãm hại hoàng hậu và những đứa trẻ. Mỗi hành động xấu xa của hai cô em đều đi kèm với tiếng hót đầy cảnh báo của chú chim nhỏ, tạo ra sự lo âu và căng thẳng trong câu chuyện.

Kết thúc: Câu chuyện kết thúc với sự giải thoát, cả về vật chất lẫn tinh thần. Các nhân vật chính diện tái hợp, sự thật được phơi bày và công lý được thực thi, với một cái kết có hậu thường thấy trong truyện cổ tích.

Ngôn ngữ miêu tả

Ngôn ngữ trong truyện „Ba con chim nhỏ“ rất sinh động và giàu hình ảnh, đặc trưng của truyện cổ tích:


Miêu tả nhân vật: Vua, hoàng hậu và cả ba chị em đều được miêu tả với những đặc điểm ấn tượng. Cô chị cả nổi bật với mái tóc dài óng mượt, gợi lên hình ảnh về vẻ đẹp lý tưởng, đặc trưng cho các nhân vật nữ chính trong truyện cổ tích.
Thiên nhiên và phép màu: Chim nhỏ, dòng sông và bà lão câu cá được sử dụng như các yếu tố kỳ diệu, có tác dụng làm thay đổi cục diện câu chuyện. Những yếu tố này đều mang màu sắc thiên nhiên và phép thuật, rất phổ biến trong truyện cổ tích để mang lại thông điệp nhân văn.

Hình tượng và biểu tượng

Chim nhỏ: Là biểu tượng của sự thật và lương tri, chim nhỏ đóng vai trò người bảo vệ cho các đứa trẻ và giúp chúng thoát khỏi hiểm nguy.
Con sông và bà cụ già: Biểu tượng cho thử thách và sự chuyển hóa. Con sông là ranh giới giữa an toàn và nguy hiểm, còn bà cụ già giúp nhân vật chính vượt qua sông, là biểu tượng của sự hỗ trợ và hướng dẫn.
Ba thử thách lớn: Gắn liền với sự tái tạo và thử thách nhân vật chính, thường xuất hiện ở dạng số ba trong cổ tích như ba nhiệm vụ hoặc ba điều ước.

Chủ đề luân lý

Công lý và sự thật: Câu chuyện nhấn mạnh rằng cuối cùng, sự thật sẽ được phơi bày và công lý sẽ được thực hiện, bất kể sự xảo quyệt và ác ý của con người.
Tình yêu và sự kiên nhẫn: Tình yêu của các anh em dành cho mẹ và sự kiên nhẫn tìm ra sự thật cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
Trừng phạt và tha thứ: Những kẻ ác sau cùng bị trừng phạt, trong khi những người thiện lương được tha thứ và có một kết cục có hậu.

Tất cả những yếu tố này cùng hòa quyện tạo nên một câu chuyện cổ tích đầy sức hút và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh những giá trị vĩnh cửu của nhân loại.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 96
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 707
Bản dịchDE, EN, DA, ES, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson15
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục98.3
Flesch–Kincaid Grade-Level3.3
Gunning Fog Chỉ mục6
Coleman – Liau Chỉ mục2.8
SMOG Chỉ mục4.1
Chỉ số khả năng đọc tự động0.9
Số lượng ký tự6.291
Số lượng chữ cái4.584
Số lượng Câu97
Số lượng từ1.451
Số từ trung bình cho mỗi câu14,96
Các từ có hơn 6 chữ cái0
Phần trăm các từ dài0%
Tổng số Âm tiết1.601
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,10
Các từ có ba Âm tiết2
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết0.1%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch