Childstories.org
  • 1
  • Bọn trẻ
    Truyện cổ tích
  • 2
  • Sắp xếp theo
    thời gian đọc
  • 3
  • Hoàn hảo
    để đọc to
Bác Hildebrand già cả
Grimm Märchen

Bác Hildebrand già cả - Truyện cổ tích của Anh em Grimm

Thời gian đọc cho trẻ em: 9 phút

Ngày xửa ngày xưa có một đôi vợ chồng nông dân. Vị cha xứ ở thôn rất thích vợ người nông dân đó, mong có một lần cả ngày thỏa chí vui vẻ với chị ta. Chị ta cũng có ý như vậy. Có lần cha xứ nói với chị ta:

– Này chị kia đáng yêu, tôi đã nghĩ ra một cách để chúng ta có thể sống vui vầy bên nhau cả một ngày. Thứ tư tuần tới, bạn cứ nằm trên giường, rồi nói với chồng mình ốm. Bạn khóc lóc thảm thiết, giả như bị ốm thật tới ngày chủ nhật. Khi giảng đạo, tôi sẽ nói với mọi người rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Chị nông dân kia trả lời ngay:

– Tôi nhất định làm như vậy! Tới ngày thứ tư, chị ta nằm trên giường rên la dữ dội. Người chồng cho chị ta uống thuốc nhưng bệnh cũng chẳng thuyên giảm. Đến ngày chủ nhật chị ta nói:

– Tôi thấy rất mệt, có lẽ khó mà qua được. Nhưng trước khi chết, tôi muốn được nghe cha xứ giảng đạo buổi hôm nay. Người chồng bảo:

– Thôi, đừng có đi. Nếu mình gắng đứng dậy, bệnh tình sẽ nặng hơn. Để tôi đi nghe giảng đạo, tôi sẽ lắng nghe để nhớ những gì cha xứ giảng để về kể lại cho mình nghe. Người vợ nói:

– Ờ, thế cũng được. Ông đi nghe giảng đạo, nhưng nhớ lắng nghe để về kể lại nhé. Bác nông dân đi nghe cha xứ giảng đạo. Cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Ai có người nhà bị bệnh thì sau buổi cầu kinh tới gặp cha. Bác nông dân mừng như mở cờ trong bụng. Ngay sau buổi cầu kinh, bác đến gặp cha xứ để đưa túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer. Rồi bác đi bộ về nhà, bác đứng trước cửa gọi với vào trong nhà:

– Ôi, bà vợ của tôi! Mình sẽ hết bệnh và khỏe ngay lại thôi. Hôm nay cha xứ nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận ở cha xứ chiếc túi đựng lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer. Tôi phải đi hành hương ngay để mình mau khỏe lại. Ngay sau đó bác nông dân lên đường. Bác vừa ra khỏi nhà thì chị vợ đứng dậy. Cha xứ cũng rất nhanh mò tới cùng với chị ta vui vẻ! Bác nông dân cứ đi mải miết nhắm làm sao mình tới núi Gõckerli càng nhanh càng tốt. Đang đi, bác gặp một người bán trứng gà vừa từ chợ đi ra. Bác ta hỏi:

– Này, anh bạn thân mến, đi đâu mà có vẻ vội vã vậy?

– À, anh bạn yêu quý, vợ tôi ốm. Tôi nghe cha xứ giảng đạo nói rằng, nhà ai có con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó bị ốm thì phải có người đi hành hương tới núi Gõckerli vùng Wãlisch, rồi dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer thì bệnh tình của con cái, vợ chồng, cha mẹ, anh chị em hoặc một ai đó sẽ thuyên giảm. Tôi đã nhận túi lá nguyệt quế và đồng tiền Kreuzer ở cha xứ, giờ tôi đang trên đường đi hành hương. Người kia nói:

– Này ông bạn Hans, sao lại nghĩ giản đơn thế. Ai lại đi tin những lời nói ấy! Bạn có biết nó ngụ ý gì không? Cha xứ muốn nô giỡn vui vẻ với vợ bạn một hôm cho nên đã nói như vậy để lừa anh bạn đi khỏi nhà.

– Tôi không biết lời nói của anh có đúng hay không, cứ thử xem! Ông bạn nói:

– Cứ nghe tôi, ngồi trong giỏ đựng trứng này, tôi vác bạn về nhà, chính bạn sẽ thấy mọi thứ! Bác nông dân nghe theo, ngồi vào trong giỏ trứng. Khi cả hai về, thấy trong nhà không khí vui vẻ, chị vợ bác nông dân đã bắt gà làm thịt, nấu nướng đủ món. Cha xứ đã mang đàn violon tới. Người bạn bác nông dân gõ cửa, trong nhà có tiếng hỏi, ai ở ngoài đó. Bác ta nói:

– Tôi đây mà, chị bạn. Tôi xin trọ tối nay ở đây, vì trứng gà bán chưa hết. Trời đã tối lại đường xa, trứng nặng quá. Chị ta nói:

– Vâng, thế cũng được. Kể ra cũng không tiện lắm, nhưng chẳng có cách nào khác, bác vào đi và ngồi ở chiếc ghế bên cạnh lò sưởi. Người bạn vào nhà, đặt giỏ trứng xuống và ngồi ở ghế dài bên cạnh lò sưởi. Cha xứ và chị nông dân tươi cười vui vẻ, cha xứ nói:

– Chị bạn thân mến, nghe nói chị hát hay lắm. Bạn hát cho chúng tôi nghe một bài đi! Chị ta bảo:

– Hồi còn trẻ tôi cũng hay hát, nhưng giờ không hát được nữa. Cha xứ lại nói:

– Ồ hát đi, chỉ hát một bài thôi! Chị ta liền hát:

– Tôi cử chồng tôi đi hành hương,
Tới núi Gõckerli vùng Wãlisch
Cha xứ hát nối tiếp:

– Tôi mong hắn phải ở lại đó một năm
Để tôi không phải hỏi về chiếc túi đựng lá nguyệt quế
Thế có phải là mừng biết bao! Bạn bác nông dân hát theo:

– Ái chà, anh chàng Hildebrand thân mến,
Anh làm gì ở trong giỏ trứng? Anh thấy chưa! Bác nông dân (tên là Hildebrand) ở trong giỏ hát vọng ra:

– Giờ thì hết chịu nổi rồi,
Tôi ra khỏi giỏ trứng đây! Bác bước ra khỏi giỏ trứng, vác gậy đuổi cha xứ ra khỏi nhà.

Đọc một câu chuyện cổ tích ngắn khác (5 phút)

LanguagesLearn languages. Double-tap on a word.Learn languages in context with Childstories.org and Deepl.com.

Ngữ cảnh

Diễn giải

Ngôn ngữ

Câu chuyện „Bác Hildebrand già cả“ là một trong những truyện cổ tích hài hước của Anh em nhà Grimm, với các yếu tố hài hước và bài học đạo đức. Câu chuyện kể về một người nông dân tên Hildebrand, người đã bị lừa dối bởi vợ mình và cha xứ trong một kế hoạch gian lận.

Cốt truyện xoay quanh việc một cha xứ và người vợ của bác nông dân Hildebrand muốn dành thời gian bên nhau mà không bị phát hiện. Họ đã lập kế hoạch để đánh lừa Hildebrand đi xa bằng cách hành hương lên núi Gõckerli, dâng cúng một túi lá nguyệt quế và một đồng tiền Kreuzer theo lời khuyên của cha xứ. Khi Hildebrand trên đường hành hương, ông gặp một người bạn của mình, người này đã giúp ông nhận ra sự thật và trở về nhà.

Cuối cùng, Hildebrand đã chứng kiến sự thật và lấy lại quyền kiểm soát bằng cách đuổi cha xứ ra khỏi nhà. Truyện không chỉ mang tính chất giải trí mà còn thể hiện sự phê phán đối với những thủ đoạn gian trá và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực trong quan hệ vợ chồng.

Câu chuyện „Bác Hildebrand già cả“ là một truyện cổ tích hài hước của Anh em nhà Grimm, cho thấy sự khôn khéo và hài hước trong cách vạch trần mưu đồ của cha xứ cùng người vợ nông dân. Truyện kể về mưu kế của cha xứ và bà vợ nông dân để có thời gian bên nhau khi chồng đang đi hành hương. Tuy nhiên, kế hoạch này bị phá vỡ nhờ một người bạn của bác nông dân, người đã giúp bác phát hiện ra sự thật.

Truyện mang đậm tính châm biếm và thể hiện sự thông minh của người nông dân khi bị đặt vào tình huống khó xử. Với sự trợ giúp từ bạn mình, Hildebrand đã có cách đối phó và xử lý tình huống một cách khéo léo.

Qua câu chuyện, người đọc cũng có thể thấy được những bài học về lòng tin, sự trung thực và cách ứng xử trước những tình huống gian dối trong cuộc sống.

The story „Bác Hildebrand già cả“ by the Brothers Grimm offers a fascinating insight into the interplay of humor, deception, and societal norms in folktales. Let’s break down some of the linguistic and thematic elements that emerge from this tale:

Narrative Structure: The story follows a classic folktale structure, beginning with the phrase „Ngày xửa ngày xưa“ (Once upon a time), which is typical in fairy tales to set a timeless and magical scene. The narrative unfolds in a linear progression where an initial problem—the vicar’s scheming to meet the farmer’s wife—is introduced, followed by a series of actions leading to the climax and resolution.

Characterization: Characters are archetypical, each representing different societal roles. The vicar embodies the cunning and morally ambiguous figure, the farmer’s wife personifies temptation and deception, and the farmer epitomizes the gullible but eventually insightful individual.

Theme of Deception: Deception is central to the plot. The vicar’s plan to trick the farmer by leveraging his authority is met with irony, as the farmer turns the tables with the help of the egg seller.
This highlights a moral lesson common in folktales: deceit may achieve short-term success but ultimately leads to embarrassment when truth prevails.

Moral and Social Commentary: The story provides a critique of the misuse of religious authority for personal gain. The vicar’s manipulation of religious belief for personal advantage serves as a moral warning against such exploitation.

Dialogue and Language Use: The dialogue is straightforward, reflecting the oral tradition of storytelling where clarity is essential for listeners. The repeated phrases, such as the vicar’s instructions and the friend’s warning, serve both as a narrative device to emphasize the plot and as a mnemonic aid in oral storytelling.

Satire and Humor: Elements of satire are evident as the story mocks both the vicar’s pretensions and the naivety of the farmer. The humorous turnaround, where the farmer catches the vicar in his deceit, engages the audience and delivers a satisfying resolution.

Cultural Elements: The use of specific cultural references, such as „núi Gõckerli vùng Wãlisch“ and the ritual of offering laurels and money, enriches the setting and adds authenticity, reflecting localized customs and beliefs.

Metaphorical Aspects: The story’s end, where the farmer hides in a basket of eggs, symbolizes rebirth and enlightenment—emerging from ignorance to understanding, much like the emergence from an egg. This metaphor underscores the transformative power of knowledge and awareness.

In conclusion, „Bác Hildebrand già cả“ is a robust example of how folktales utilize simple storytelling, rich with cultural and moral underpinnings to convey lessons about human behavior, social norms, and the consequences of deception. Through its timeless narrative, the tale remains both entertaining and instructive, embodying the enduring qualities of the Brothers Grimm’s collection.


Thông tin phân tích khoa học

Chỉ số
Giá trị
Con sốKHM 95
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mụcATU Typ 1360C
Bản dịchDE, EN, DA, ES, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson16.1
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục98.3
Flesch–Kincaid Grade-Level3.1
Gunning Fog Chỉ mục5.8
Coleman – Liau Chỉ mục3.3
SMOG Chỉ mục5.4
Chỉ số khả năng đọc tự động1
Số lượng ký tự5.012
Số lượng chữ cái3.659
Số lượng Câu79
Số lượng từ1.128
Số từ trung bình cho mỗi câu14,28
Các từ có hơn 6 chữ cái20
Phần trăm các từ dài1.8%
Tổng số Âm tiết1.254
Số tiết trung bình trên mỗi từ1,11
Các từ có ba Âm tiết11
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết1%
Câu hỏi, nhận xét hoặc báo cáo kinh nghiệm?

Chính sách bảo mật.

Những câu chuyện cổ tích hay nhất

Quyền tác giả © 2025 -   Về chúng tôi | Bảo vệ dữ liệu |Đã đăng ký Bản quyền Cung cấp bởi childstories.org

Keine Internetverbindung


Sie sind nicht mit dem Internet verbunden. Bitte überprüfen Sie Ihre Netzwerkverbindung.


Versuchen Sie Folgendes:


  • 1. Prüfen Sie Ihr Netzwerkkabel, ihren Router oder Ihr Smartphone

  • 2. Aktivieren Sie ihre Mobile Daten -oder WLAN-Verbindung erneut

  • 3. Prüfen Sie das Signal an Ihrem Standort

  • 4. Führen Sie eine Netzwerkdiagnose durch