Thời gian đọc cho trẻ em: 9 phút
Ngày xửa ngày xưa có hai anh em nhà kia đều đi lính. Nhưng trong hai người thì có một người giàu có, còn người kia thì nghèo. Người nghèo ngồi tính sự đời. Anh quyết định bỏ nghề lính, về cày ruộng, sống bằng nghề nông. Anh đào xới, cuốc đánh luống một mảnh đất và gieo trồng hạt củ cải. Củ cải mọc thành cây, trong số đó có một cây củ cải mọc mãi, lớn mãi như không muốn ngưng, củ nom to trông thấy hàng ngày. Củ cải mọc to đến nỗi từ xưa đến nay người ta chưa trông thấy có củ nào to bằng thế. Người ta gọi củ cải ấy là củ cải Chúa. Đến khi củ cải mọc đầy sức thì to tới mức phải dùng chiếc xe bò có hai bò kéo mới chở hết. Anh nông dân đâm ra phân vân, chẳng hiểu đó là gặp may hay là một báo hiệu của sự bất hạnh. Anh nghĩ:
– Mình có đem củ cải đi bán chưa chắc đã có người mua. Nếu để ăn thì cũng chẳng cần, nhà còn nhiều củ cải nhỏ. Có lẽ tốt nhất là đem dâng biếu nhà vua. Anh chất củ cải Chúa lên xe, để hai con bò kéo tới cung điện nhà vua, anh tiến vua củ cải Chúa. Vua hỏi:
– Vật gì mà kỳ vậy? Của ngon vật lạ trên đời ta thấy đã nhiều, nhưng củ cải to như vầy ta chưa từng thấy. Ngươi trồng bằng loại hạt giống nào mà to vậy? Hay ngươi gặp may nên trồng được một củ cải to như thế? Anh nông dân nói:
– Muôn tâu thánh thượng, không ạ, con chẳng phải là người gặp may, con chỉ là người lính tốt đen, nghèo túng không nuôi nổi mình nên bỏ áo lính về làm nghề nông. Người anh trai của con giàu có, chắc nhà vua cũng biết. Còn con, một người chẳng ai biết tới chỉ vì nghèo xơ nghèo xác. Nhà vua thấy thương hại bèn phán:
– Ngươi sẽ chẳng phải khổ cực như vậy nữa, ta sẽ cho ngươi vàng bạc châu báu, ngươi cũng giàu có chẳng kém gì người anh trai. Nhà vua cho rất nhiều vàng cùng ruộng đồng và gia súc chăn nuôi. Của cải của người anh chẳng thấm gì với những thứ vua ban thưởng cho người em. Nghe tin người em chỉ vì một củ cải Chúa mà trở nên giàu có thì người anh đâm ra ganh tị, ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng suy tính muốn mình cũng phải giàu có như nó mới được. Hắn nghĩ, em mình mang biếu nhà vua chỉ có mỗi một củ cải mà được nhà vua cho không biết bao nhiêu mà kể, nếu ta đem tất cả vàng bạc châu báu cùng đàn ngựa của ta đem dâng biếu, chắc nhà vua sẽ cho thưởng hậu hĩnh hơn nhiều. Nghĩ làm làm, hắn đem dâng biếu nhà vua. Vua nhận và nói rằng không biết thưởng gì cho xứng đáng. Có lẽ tốt nhất là thưởng cho hắn của lạ hiếm. Ta có củ cải chúa có thể đem thưởng cho hắn. Người anh trai đành nhận củ cải, chất nó lên xe chở về nhà. Về đến nhà, người anh không biết trút cơn tức giận lên đầu ai cho đến khi nẩy ra ý nghĩ độc ác là giết em. Anh mượn tay những kẻ giết người thuê nấp nơi kín đáo rồi ra tay. Anh đến gặp em và bảo: „Chú ạ, anh biết nơi cất dấu một kho vàng, anh em ta cùng đi đào, rồi chia nhau.“ Người em thấy cũng có lý nên không nghi ngờ gì cả. Khi hai người đang trên đường đi tới kho báu thì những kẻ giết người nhảy bổ ra, trói người em lại, tính treo cổ người em lên cây. Khi chúng đang loay hoay làm việc đó thì vọng lại từ đằng xa tiếng hát và tiếng vó ngựa. Chúng sợ hãi nhét vội người bị bắt lộn ngược đầu vào trong một cái bao, treo bao lên một cành cây rồi chạy trốn. Ở trên cây, người em giãy đạp cho tới khi cái bao bị thủng một lỗ, đầu lọt ra. Bỗng có người đi tới -một chú phó nhỏ đang tung tẩy trong rừng, chàng vừa đi vừa hát vang. Người em ở trên cây thấy có người đi qua bên dưới bèn kêu to:“ Xin chào! Cậu đến thật đúng lúc! “ Chú phó nhỏ ngó quanh, không biết tiếng nói từ đâu ra. Cuối cùng chú nói:“ Ai gọi tôi thế? “ Từ ngọn cây, người em trả lời:“ Hãy ngước đầu lên mà nhìn. Tôi ở trên cao, trong một cái túi dạy khôn. Trong một thời gian ngắn , tôi đã học được không biết bao nhiêu điều hay; những điều học được ở trường chỉ như gió thoảng qua. Tôi chỉ còn học một chút nữa thôi, xong tôi sẽ xuống và tôi sẽ giỏi hơn mọi người trên thế gian này. Tôi thông thiên văn, biết gió, cát ở ngoài biển thổi về đâu, biết cách chữa mọi bệnh tật, biết công dụng của cây cỏ, chim muông và khoáng vật. Nếu anh chui vào đây, anh sẽ thấy là ở trong túi dạy khôn này tuyệt diệu biết chừng nào.“ Chú phó nhỏ nghe thấy thế thì ngạc nhiên vô cùng và nói:“ Qủa là trời phù hộ cho tôi được gặp bác lúc này. Bác làm ơn cho tôi vào trong túi một lúc có được không?“ Người em vẻ chần chừ, đáp:“ Tôi cũng muốn để anh chui vào một lát, nếu anh biết điều trả công cho hậu, nhưng anh hãy đợi một giờ nhé. Còn một điều tôi muốn học nốt.“
Chú phó nhỏ chờ nên sốt ruột năn nỉ xin người em cho chui vào ngay vì anh nóng lòng muốn học khôn. Người em giả bộ như cũng chiều ý chú phó nhỏ và nói:“ Muốn để tôi bước ra khỏi cái nhà dạy khôn này, anh hãy thả từ từ dây thừng. Sau đó sẽ đến lượt anh vào.“ Chú phó nhỏ hạ người em xuống, mở túi cho anh chui ra. Sau đó,chú nói: „Giờ thì hãy kéo tôi lên cho nhanh!“ Rồi anh tính chui vào trong túi,“ Ngưng tay nào! – người em nói – như thế chưa được.“ Anh đẩy chú phó nhỏ đầu lộn ngược vào túi, buộc miệng túi lại rồi kéo lên cây. Anh đẩy cho cái túi đung đưa trên không rồi hỏi: „Anh bạn thấy thế nào? Anh bạn thấy đấy, thấy khôn ngoan hơn trước chưa, giờ thì kinh nghiệm đầy mình. Hãy cứ nằm im, cho đến khi nào khôn ngoan hơn.“
Sau đó, người em nhảy lên con ngựa của *chú phó nhỏ và cưỡi ngựa đi. Được một giờ, anh cho người đến tháo cho chú phó nhỏ xuống.
* Thời trung cổ các phó nhỏ thường đi từ vùng này sang vùng khác hành nghề thợ mộc

Ngữ cảnh
Diễn giải
Ngôn ngữ
Câu chuyện „Củ cải chúa“ của Anh em nhà Grimm là một truyện cổ tích mang đậm mục đích giáo dục và mang lại những bài học đạo đức về lòng tham và sự ganh tị. Nội dung của câu chuyện thể hiện sự khác biệt giữa một người giàu có nhưng không hài lòng và một người nông dân nghèo khổ nhưng biết trân trọng những gì mình có.
Người em, sau khi trồng được củ cải khổng lồ, đã chọn cách đem biếu nhà vua. Hành động này không chỉ cho thấy tấm lòng chất phác mà còn tạo nên một chuỗi sự kiện may mắn, dẫn đến việc vua thưởng cho anh một cuộc sống sung túc. Trong khi đó, người anh, đầy lòng ganh tị và tham lam, đã cố gắng làm giàu bằng việc biếu vua những báu vật, nhưng kết quả lại nhận về củ cải khổng lồ một cách mỉa mai. Sự tham lam và tâm địa xấu đã khiến anh lên kế hoạch hại em mình, nhưng cuối cùng, anh vẫn không đạt được mục đích.
Truyện kết thúc với việc người em thông minh tránh được cái bẫy của anh trai với sự trợ giúp tình cờ của một chú phó nhỏ. Kết cục này không chỉ thể hiện sự thông minh và lanh lợi của người em, mà còn như một lời răn đe rằng lòng tốt và sự thật thà sẽ được đền đáp, còn sự gian dối và tham lam thì sẽ nhận lại bài học đắng cay. Câu chuyện, như nhiều truyện cổ tích của Anh em nhà Grimm khác, nhấn mạnh vào giá trị đạo đức và bài học cuộc sống thông qua những tình tiết mang màu sắc thần kỳ và ẩn dụ.
Truyện kể „Củ cải chúa“ của Anh em nhà Grimm là một câu chuyện cổ tích thú vị về sự may mắn, lòng tham, và trí thông minh. Dưới đây là một số cách diễn giải khác nhau của câu chuyện này:
Bài học về lòng tham và sự đố kỵ: Câu chuyện minh họa một cách rõ nét lòng tham và sự đố kỵ của con người. Người anh tham lam và ganh tị với sự may mắn của người em. Lòng tham đã khiến anh ta mất đi tài sản và cuối cùng chỉ còn lại củ cải khổng lồ, điều đó thể hiện rằng đôi khi tham lam có thể dẫn đến mất mát nhiều hơn là lợi ích.
May mắn nhờ vào sự khiêm tốn và chăm chỉ: Người em, dù nghèo khó, nhưng chăm chỉ làm việc và không đòi hỏi gì hơn cuộc sống bình dị. May mắn đến với anh không chỉ vì anh có một củ cải lớn mà còn vì anh có lòng khiêm tốn và không tham lam. Điều này cho thấy giá trị của sự chăm chỉ và khiêm nhường trong cuộc sống.
Sự thông minh và khéo léo: Trong đoạn cuối của câu chuyện, người em đã dùng sự thông minh của mình để thoát khỏi tình huống nguy hiểm và thậm chí còn „dạy“ cho chú phó nhỏ một bài học nhớ đời. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của trí thông minh và sự khéo léo trong việc giải quyết vấn đề và đối phó với khó khăn.
Tính chất kỳ diệu và bất ngờ trong cuộc sống: Câu chuyện cũng cho thấy cuộc sống đôi khi đầy những điều kỳ diệu và bất ngờ. Một củ cải khổng lồ có thể mang đến sự thay đổi to lớn trong cuộc sống của một người, và những tình huống tưởng chừng bất lợi có thể chuyển biến một cách không ngờ nhờ vào trí khôn và khả năng ứng biến.
Câu chuyện „Củ cải chúa“ truyền tải nhiều thông điệp và bài học giá trị qua những tình huống hài hước và thú vị, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
„Củ cải chúa“ là một truyện cổ tích thú vị của Anh em nhà Grimm, thể hiện sâu sắc các yếu tố văn hóa và xã hội, đặc biệt là tình anh em, sự ganh tị và triết lý về sự may mắn và trí tuệ. Dưới đây là một phân tích ngôn ngữ học và nội dung của câu chuyện này.
Cốt truyện của „Củ cải chúa“ xoay quanh hai anh em có số phận khác nhau: người anh giàu có, người em nghèo khó. Câu chuyện khai thác sự đối lập giữa sự giàu có và nghèo khó, kèm theo đó là cách cư xử và hậu quả của ganh tị.
Cấu trúc truyện
Khởi đầu: Giới thiệu về hai anh em, hoàn cảnh sống khác biệt.
Phát triển: Củ cải khổng lồ của người em, quyết định đem dâng vua.
Cao trào: Người anh ganh tị, bày mưu để nhận phần thưởng từ vua.
Kết thúc: Người anh nhận hình phạt từ lòng ganh tị, người em may mắn thoát hiểm.
Nhân vật
Người em: Có phẩm chất tốt, chăm chỉ, tự hào về thành quả của mình.
Người anh: Ganh tị, tham lam.
Nhà vua: Nhân từ, công bằng, biết thưởng và phạt theo công trạng.
Ngôn ngữ và phong cách: Sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. Câu truyện được xây dựng bằng các câu chuyện ngụ ngôn để truyền đạt lời khuyên đạo đức về lòng ganh tị và phần thưởng từ sự trung thực và chăm chỉ.
Biểu tượng
Củ cải Chúa: Biểu tượng của may mắn và sự bất ngờ.
Cái túi dạy khôn: Cách người em dạy cho chú phó nhỏ một bài học về trí tuệ và mánh khóe.
Yếu tố đạo đức: Câu chuyện truyền tải thông điệp rằng sự trung thực và đức tính chăm chỉ sẽ được đền đáp xứng đáng, ngược lại, lòng tham và đố kỵ dẫn đến hậu quả.
Phản ánh xã hội: Mô tả sự chênh lệch giàu nghèo và cách xã hội đối xử với hoàn cảnh đó. Nhà vua được khắc họa như một lãnh đạo lý tưởng, người có khả năng nhận biết giá trị thực sự của con người.
Kết luận
„Củ cải chúa“ không chỉ là một câu chuyện thú vị dành cho trẻ em mà còn chứa đựng nhiều bài học giáo dục về lòng trung thực, sự ganh tị, và việc đối xử công bằng. Truyện cổ tích này của Anh em nhà Grimm tiếp tục mang lại giá trị không chỉ trong ngữ cảnh văn hóa thời điểm nó được viết, mà còn trong xã hội hiện đại ngày nay.
Thông tin phân tích khoa học
Chỉ số | Giá trị |
---|---|
Con số | KHM 146 |
Aarne-Thompson-Uther Chỉ mục | ATU Typs 1960D |
Bản dịch | DE, EN, DA, ES, PT, IT, JA, NL, PL, RU, TR, VI, ZH |
Chỉ số khả năng đọc của Björnsson | 16.7 |
Flesch-Reading-Ease Chỉ mục | 92.9 |
Flesch–Kincaid Grade-Level | 4.4 |
Gunning Fog Chỉ mục | 6.9 |
Coleman – Liau Chỉ mục | 3.5 |
SMOG Chỉ mục | 5 |
Chỉ số khả năng đọc tự động | 2.4 |
Số lượng ký tự | 5.329 |
Số lượng chữ cái | 3.939 |
Số lượng Câu | 72 |
Số lượng từ | 1.200 |
Số từ trung bình cho mỗi câu | 16,67 |
Các từ có hơn 6 chữ cái | 0 |
Phần trăm các từ dài | 0% |
Tổng số Âm tiết | 1.376 |
Số tiết trung bình trên mỗi từ | 1,15 |
Các từ có ba Âm tiết | 7 |
Tỷ lệ phần trăm từ có ba âm tiết | 0.6% |